Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Các lễ hội ở Tây Nguyên

Go down 
Tác giảThông điệp
bambooyeudoi
Thành Viên Năng Động
Thành Viên Năng Động



Tổng số bài gửi : 14
Join date : 16/11/2009

Các lễ hội ở Tây Nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Các lễ hội ở Tây Nguyên   Các lễ hội ở Tây Nguyên EmptySat Nov 21, 2009 10:43 pm

1. Lễ cúng cơm mới
Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) vốn là mái nhà chung của các dân tộc thiểu số: Ê Đê, Gia Rai, Xu Đăng, M’Nông… Tây Nguyên từ hàng ngàn năm nổi tiếng là sử thi Đam San, Xinh Nhã… Từ cội nguồn văn hoá truyền thống, tộc người Ê Đê đã hun đúc và lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, lễ hội đặc sắc của dân tộc mình qua hàng ngàn năm lịch sử vẫn được bảo tồn những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc…

Sống gần gũi với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên hoang dã từ hàng ngàn năm nay, trong tâm thức của người Ê Đê vẫn còn hình ảnh về thiên nhiên vũ trụ huyền bí, rất xa mà cũng rất gần. Một trong những hình ảnh vũ trụ tiêu biểu trong cảm quan của người Ê Đê là Giàng và các thần linh (Thần sông, Thần núi, Thần mặt trăng…).

Từ quan niệm và cảm nhận hồn nhiên, cùng với cuộc sống nơi núi rừng hùng vĩ, hoang sơ đã hình thành trong đời sống của tộc người Ê Đê ở Tây Nguyên lễ hội cúng cơm mới. Tục lễ này xuất phát từ thực tế khí hậu thời tiết với hai mùa mưa – nắng (mùa khô) rõ rệt ở Tây Nguyên và tập quán canh tác lúa rẫy của các tộc người nơi đây.

Lễ cúng cơm mới thường được tổ chức vào cuối mùa khô đầu mùa mưa (khoảng đầu tháng 3 âm lịch). Nhất là khi trời khó mưa hoặc mùa mưa đến muộn. Địa điểm tổ chức lễ thường đặt tại nhà chủ bến nước…

Trước khi tỉnh lễ, đồng bào trong buôn thường bàn bạc thống nhất về cách thức, nội dung tổ chức. Vai trò của già làng rất quan trọng. Lễ vật thường là heo, rượu, thịt… ở tục lệ này người ta thường đắp một mô đất trước nhà chủ bến nước và xung quanh mô đất họ xếp xà gạc chén nước…

Theo quan niệm của người Ê Đê thì làm như thế với mục đích là cầu nguyện trời đất cho làm mưa được dễ dàng. Nếu ai đã tham dự lễ hội thì khó mà quên được cái không khí vui say của một lễ hội dân gian của tộc người Ê Đê. Và đặc biệt gây ấn tượng là tiếng chiêng ngân vang thao thức lòng người, lúc dìu dặt, khi trầm bổng mang âm hưởng của cuộc sống lao động nơi núi rừng hoang sơ. Cái âm hưởng mà có lẽ ai đã một lần nghe thì không thể quên được.

Theo già làng Y Duan Bkrông ở buôn Buôn Hồ A (Eahồ, Krông Năng, Đăk Lăk) cho biết: Ngày buôn làng làm lễ cúng cơm mới thì cả buôn đều nao nức, phấn chấn; ai cũng muốn cùng chung vui, góp phần vào lễ hội, không chỉ bằng sự đóng góp vật chất mà còn cả tinh thần. Song nếu ai đó vì lí do này khác mà không tham dự thì sau khi tổ chức hội lễ xong người ta cũng chia phần về đầy đủ. Có thể nói rằng lễ cúng cơm mới của người Ê Đê ở Tây Nguyên là ngày hội của cả buôn làng Tây Nguyên, là một lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá cộng đồng của một tộc người vốn có truyền thống văn hoá lâu đời nơi miền đất Tây Nguyên huyền thoại…

Gần đây lễ hội này ở Tây Nguyên nói chung và ở nhiều địa phương nói riêng hầu như không được tổ chức qui mô, bài bản như trước đây. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng nguyên nhân chính là do tác động của kinh tế thị trường. Đây cũng là điều trăn trở của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Theo đó, cấp uỷ, chính quyền xã EaHồ vẫn thường tạo mọi điều kiện thuận lợi và đã có kế hoạch chỉ đạo cho khôi phục, duy trì lễ hội cúng cơm mới của người Ê Đê ở địa phương. Hi vọng trong thời gian tới lễ hội này sẽ được sớm khôi phục nhằm phát huy mặt tích cực của một lễ hội dân gian, góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) của Đảng.

2. Hội đua voi.
Hội đua voi thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm ở huyện Buôn Đôn. Bãi đua thường là khu vực tương đối bằng phẳng, rộng để voi dàn hàng đua và dài khoảng 1000m. Voi từ các buôn xa, gần đều về đây tụ hội. Trước ngày đua voi các lán trại mọc lên san sát cho các nài voi đến sớm để chuẩn bị. Thắng lợi của voi còn là niềm vinh dự, tự hào của mỗi nài voi. Nó thể thiện công lao và tài thuần dưỡng của các nài.

Trước khi vào cuộc, các chú voi tham gia được bố trí xếp hàng ngay ngắn. Mỗi voi đều mang trên mình các lá cờ nhiều màu sắc và cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc. Trên mình voi còn có hai mảnh vải thổ cẩm đặc trưng của dân tộc Tây Nguyên, cưỡi trên voi thường là hai người, trong đó có một người là nài voi, người còn lại là thanh niên khoẻ mạnh vạm vỡ.

Sau khi hồi tù rít lên, lần lượt từng hàng voi đến trước ban giám khảo quỳ phục và cúi chào khán giả rồi trở về vị trí xuất phát để chờ lệnh. Một hồi tù và nữa lại vang lên, voi đồng loạt phóng nhanh về phía trước, tiếng reo hò cổ vũ của khán giả, tiếng trống chiêng và tiếng bước chân voi khuấy động cả khu rừng. Voi nào cũng cố gắng chạy thật nhanh để về đích sớm nhất.

Với số lượng voi tham gia đua có khi lên đến vài chục con nên voi phải thi đấu qua nhiều vòng để chọn ra một chú voi chạy nhanh nhất. Và voi chiến thắng cũng được trao “vòng nguyệt quế” tết từ hoa lá trong rừng, phần thưởng cho tất cả các voi dự thi là những khúc mía hay nải chuối mà nài voi và cả khán giả cũng đã chuẩn bị sẵn, còn phần thưởng của ban tổ chức cho nài voi là các ché rượu cần ngon nhất. Giữa nắng gió của trời Tây Nguyên vào tháng 3, không gì sôi động và hào hứng bằng việc tận mắt chứng kiến và thoả thích reo hò cổ vũ cho voi chạy đua. Nghỉ giải lao trong chốc lát, voi lại vào thi ném xa, kéo co, đá bóng. Màn thi nào voi cũng cố gắng thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo của mình, mặc dù thân hình không nhỏ nhắn chút nào. Ngoạn mục nhất có lẽ là màn thi vượt sông Sêrêpôk.

Khúc sông mà đàn voi bơi qua là đoạn cuối của Sêrêpôk trên đất Việt. Sau hiệu lệnh cả đàn voi chạy lao xuống nước, nước bắn tung toé một góc sông. Cảnh tượng này nhìn từ trên cao rất đẹp và hùng vĩ. Ra đến giữa sông, du khách và khán giả chỉ còn thấy nhấp nhô dáng nài voi đang ngồi chồm hổm trên lưng voi. Lúc đó ta mới cảm nhận hết được tài thuần dưỡng voi cũng như mối quan hệ mật thiết giữa voi và người dân Dak Lak.

Thời gian gần đây, được sự đầu tư của Tỉnh, hội đua voi được tổ chức qui mô hơn, đều đặn, vừa nhằm mục đích tôn vinh tinh thần thượng võ của các dân tộc Tây Nguyên, bảo tồn văn hoá bản địa và thu hút khách du lịch. Số lượng khách trong nước đến với hội voi đang tăng đáng kể, nhờ các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá về hội voi nhiều hơn trong thời gian gần đây.

Hội voi và liên hoan cồng chiêng là những cuộc trình diễn, giới thiệu văn hóa truyền thống ấn tượng nhất của cư dân Tây Nguyên, là sinh hoạt lễ hội không thể thiếu hàng năm. Những chú voi hiền lành, ngoan ngoãn, luôn gắn bó với con người, buôn làng, sẽ đưa ta về với quá khứ để cảm nhận đâu đây tiếng chiêng vang, tiếng voi gầm, tiếng thét oai hùng của các chàng trai dũng sĩ trong sử thi Đam San, Xing Nhã; cho ta được trở về cội nguồn văn hóa hoang sơ, hồn nhiên, đầy ắp tính nhân văn của con người và mảnh đất nơi đây.
Về Đầu Trang Go down
 
Các lễ hội ở Tây Nguyên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  Sự thật về công ty nhất nguyên(nhatnguyencorp.com)
»  Sự thật về công ty nhất nguyên(nhatnguyencorp.com)
» Tuyển gấp nhân viên tư vấn qua điện thoại (Nhat Nguyen Corp)
» Tuyển gấp nhân viên tư vấn qua điện thoại (Nhat Nguyen Corp)
» Nhất Nguyên: in băng rôn, in quảng cáo, hình ảnh sắc nét, giá cạnh tranh (35.000đ/1 m)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch :: Tài Liệu Và Kiến Thức Du Lịch :: Di Tích-Lễ Hội-Hán Nôm-
Chuyển đến