Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN VÀ THUYẾT MINH VỀ CHĂM PA

Go down 
Tác giảThông điệp
pham_vanhanh_051188
Admin
pham_vanhanh_051188


Tổng số bài gửi : 51
Join date : 10/11/2009
Age : 35

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN VÀ THUYẾT MINH VỀ CHĂM PA Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN VÀ THUYẾT MINH VỀ CHĂM PA   ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN VÀ THUYẾT MINH VỀ CHĂM PA EmptyFri Jun 11, 2010 10:58 am

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN VÀ THUYẾT MINH VỀ CHĂM PA

I. MỤC ĐÍCH
“Chăm-pa” là một nội dung thuyết minh đa dạng, phong phú và hấp dẫn du khách trong lẫn ngoài nước. Tuy vậy, đó cũng là một chủ đề không dễ “nuốt” ngay cả đối với hướng dẫn viên du lịch (HDV) dày dạn kinh nghiệm nếu như họ không phải là “chuyên gia” về khảo cổ, lịch sử hay thuyết minh viên chuyên môn tại điểm như bảo tàng.
Trong kỷ nguyên internet của thế kỷ XXI, thông tin được truyền bá, trao đổi rộng khắp mạng điện tử toàn cầu mà hầu như không vướng phải trở ngại nào; song song đó, nhiều sách vở, tài liệu nghiên cứu về Chăm-pa của các tác giả trong và ngoài nước cũng được công bố rộng rãi; từ đó HDV dễ dàng tìm được nội dung cần thiết cho bài thuyết minh về Chăm-pa của riêng mình, về vương quốc Chăm-pa cổ lẫn nền văn hóa dân tộc Chăm hiện đại.
Tuy vậy, HDV cũng dễ “lạc lối” trong “rừng” thông tin đa dạng và phong phú đó. Như việc có nhiều thông tin đã lỗi thời, nhất là từ khi có những phát hiện mới trong lĩnh vực khảo cổ sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc. Cũng còn phải kể đến nguồn thông tin từ những nội dung nghiên cứu thiếu nghiêm túc, thiếu khoa học hoặc do xu hướng chính trị của tác giả mà mất đi tính khách quan, thậm chí sai lệch với sự thật lịch sử đã làm cho việc xây dựng nội dung thuyết minh về Chăm-pa càng khó khăn hơn.
Nội dung chuyên đề “Dẫn hướng thuyết minh về Chăm-pa” với ý định cố gắng hệ thống hóa khối kiến thức về Chăm-pa nhằm giúp cho HDV có những nền tảng kiến thức nhất định về văn hóa, lịch sử vương quốc Chăm-pa cổ và dân tộc Chăm hiện đại qua các nghiên cứu được công bố rộng rãi của các chuyên gia về lịch sử, khảo cổ, dân tộc học, “Chăm-pa học”… Đây không phải là một nội dung nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên môn này.
II. THÔNG TIN VỀ CHUYÊN ĐỀ
1. Tên chuyên đề: “Dẫn hướng thuyết minh về Chăm-pa”
2. Lĩnh vực giới thiệu: văn hóa cổ Chăm-pa và văn hóa dân tộc Chăm hiện đại.
3. Đối tượng: Học viên ngành hướng dẫn du lịch.
4. Yêu cầu tiên quyết: Học viên đã kinh qua nội dung “Phương pháp hướng dẫn tham quan du lịch” thuộc môn “Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch”.
5. Môn học liên thông: Khảo cổ học Chăm-pa.
6. Các chuyên đề tương tự có liên quan:
- Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam.
- Văn minh Angkor.
7. Hình thức giới thiệu và thời gian tiến hành:
- Nghe giảng lý thuyết : 9 tiết.
- Thảo luận : 3 tiết.
- Thực hành: 4 tiết. Có hai chủ đề thực hành là:
+ Thuyết minh tại điểm (bảo tàng, di tích đền tháp Chăm, làng Chăm).
+ Thuyết minh trên tuyến (gồm tuyến ngang và tuyến đến).
8. Tiêu chuẩn đánh giá học viên:
- Thảo luận theo nhóm và thuyết trình trên lớp : 30%.
- Bài viết tự luận cá nhân : 20%.
- Kiểm tra hết môn: 50%.
III. MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Mục tiêu chung
1.1. Mục tiêu về kiến thức
Kiến thức cơ bản về văn hóa tiền Chăm-pa và lịch sử, văn hóa, văn minh của vương quốc Chăm-pa cổ để từ đó hiểu được sự phát triển của xã hội và sự giao lưu văn hóa của vương quốc Chăm-pa qua các thời kỳ lịch sử. Từ đó cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của con người Chăm-pa và cách ứng xử của họ với môi trường tự nhiên và xã hội thời trước và hiện nay. Cũng qua đó mà HDV có thể cảm nhận và giới thiệu được những cái hay, cái đẹp và những giá trị văn hóa, đặc biệt là của các di tích và di vật khảo cổ học Chăm-pa, để từ đó thêm yêu quý, trân trọng và phát huy tốt hơn việc gìn giữ những di sản văn hóa của dân tộc và của nhân loại.
1.2. Mục tiêu về kỹ năng
Kiến thức về Chăm-pa thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: triết học, lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, … HDV phải phân định rõ lĩnh vực nào là cần thiết cho chuyên môn; nhất là khi thực hiện nhiệm vụ giới thiệu ở những vị trí công tác khác nhau như đi suốt tuyết, thuyết minh viên tại điểm hay hướng dẫn viên địa phương. Phạm vi áp dụng kiến thức của chuyên đề cung cấp không chỉ gói gọn trong việc giới thiệu về vương quốc cổ Chăm-pa mà còn có thể áp dụng ở các quốc gia cổ khác ở Đông Nam Á có sự ảnh hưởng của văn hóa cổ Ấn Độ.
1.3. Mục tiêu về thái độ
Thái độ làm việc khách quan và khoa học; không sa vào xu hướng dân tộc chủ nghĩa và không đứng trên bất cứ lập trường chính trị nào để phân tích, nhận định hay phán đoán bất cứ sự kiện nào có liên quan.
2. Mục tiêu từng nội dung cụ thể
2.1. Nguồn gốc dân tộc Chăm
- Cơ bản: nắm được những đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh và các nhận định cơ bản về nguồn gốc dân tộc Chăm; sự ảnh hưởng của các nền văn hóa ngoại sinh đến tiến trình hình thành văn hóa dân tộc Chăm.
- Nâng cao: phân tích được mối liên quan với một số dân tộc vùng Đông Nam Á khác.
2.2. Đặc điểm địa lý lãnh thổ vương quốc Chăm-pa cổ
- Cơ bản: nắm được các đặc điểm của môi trường tự nhiên với các đặc điểm của sự phân bố các di tích văn hóa Chăm-pa cổ.
- Nâng cao: phân tích được mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên với sự phân bố các di tích văn hóa Chăm-pa cổ.
2.3. Lịch sử vương quốc Chăm-pa cổ
- Cơ bản: nắm được những nét cơ bản về lịch sử vương quốc Chăm-pa từ cội nguồn đến khi diệt vong.
- Nâng cao: phân tích được sự tương đồng và khác biệt cũng như mối quan hệ giữa lịch sử vương quốc Chăm-pa với một số quốc gia láng giềng đương đại.
2.4. Đời sống văn hóa tinh thần của vương quốc Chăm-pa cổ
- Cơ bản: nắm được nét đặc trưng về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vương quốc Chăm-pa.
- Nâng cao: phân tích được các đặc điểm tôn giáo cổ bản địa và ngoại sinh đã chi phối và tác động lớn đến đời sống văn hóa của Chăm-pa cổ.
2.5. Di tích kiến trúc Chăm-pa cổ
- Cơ bản: nắm được những nét cơ bản về các di tích kiến trúc của Chăm-pa cổ.
- Nâng cao: phân tích những nét cơ bản của các phong cách kiến trúc.
2.6. Nghệ thuật tạo hình
- Cơ bản: nắm được các đặc điểm chung của nghệ thuật điêu khắc, đặc điểm của các hình tượng thường được thể hiện trong nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa cổ.
- Nâng cao: nắm được những đặc trưng cơ bản của văn minh cổ đại Ấn Độ, mối liên hệ giữa thần thoại Ấn Độ với điêu khắc Chăm-pa cổ.
2.7. Văn hóa dân tộc Chăm ở Việt Nam hiện nay
- Cơ bản: nắm được những thông tin cơ bản của dân tộc Chăm ở bốn cộng đồng: Ahiêr, Awal, Islam và H’Roi cùng các đặc điểm văn hóa vật thể và phi vật thể.
2.8. Cộng đồng người Chăm ở hải ngoại
- Nắm được những thông tin cơ bản về cộng đồng người Chăm ở hải ngoại và những đóng góp trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Chăm và những vấn đề thời sự mang tính chính trị có liên quan.
2.9. Sự giao lưu văn hóa Chăm – Việt
- Nắm được những nét chính trong giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc; các chủ trương của Đảng Cộng sản và chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm.
IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Tóm tắt nội dung
Chuyên đề gồm 2 phần với 9 nội dung. Phần 1 giới thiệu tổng thể về vương quốc Chăm-pa cổ. Phần 2 giới thiệu về dân tộc Chăm hiện nay.
2. Nội dung chi tiết
PHẦN 1
– Vương quốc Chăm-pa cổ
1. Nguồn gốc dân tộc Chăm
1.1. Sử liệu và truyền thuyết
1.2. Danh xưng Chăm-pa
1.3. Văn hóa Sa Huỳnh
2. Đặc điểm địa lý
2.1. Đặc điểm địa lý
2.2. Mô hình mandala và các vùng, tiểu vùng của Chăm-pa
2.3. Mô hình của Bennet Bronson
3. Lịch sử
3.1. Huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam thời Hán
3.2. Singhapura (Lâm Ấp)
3.3. Virapura (Hoàn vương)
3.4. Indrapura (Chiêm Thành)
3.5. Vijaya
3.6. Virapura
3.7. Bal Canar (Phan Rang)
3.8. Trấn Thuận Thành
4. Đời sống văn hóa tinh thần
4.1. Thể chế vương quyền
4.2. Tôn giáo
4.3. Chữ viết, bia kí và văn học
4.4. Âm nhạc và múa
4.5. Đời sống thường nhật
5. Di tích kiến trúc
5.1. Thành cổ
5.1.1. Thành cổ Chăm-pa qua sử liệu
5.1.2. Dấu tích thành cổ hiện còn
5.1.3. Thành Lồi ở Huế
5.1.4. Thành Đồ Bàn
5.1.5. Thành Sông Lũy
5.2. Tháp cổ
5.2.1. Hiện trạng di tích
5.2.2. Kỹ thuật xây dựng
5.2.3. Chức năng và mô hình
5.2.4. Các phong cách kiến trúc
5.2.5. Di tích Mỹ Sơn
5.2.6. Di tích Po Nagar
5.3. Di tích kiến trúc khác
6. Nghệ thuật tạo hình
6.1. Nghệ thuật điêu khắc
6.1.1 Các giai đoạn và các phong cách điêu khắc
6.1.2. Một số hình tượng thường gặp (Lokapala, Brahma, Vishnu, Shiva, Ganesa, Hanuman, Apsara, Shesha và Naga, Nandin, Garuda, Hamsa, Linga và Yoni, Rahu, Tara, Dharmapala và Dvarapala).
6.2. Kosa
6.3. Bia ký
6.4. Đồ gốm

Phần 2 – Dân tộc Chăm hiện nay

1. Cộng đồng Chăm ở miền Trung Việt Nam
1.1. Những nét đặc trưng cơ bản
1.1.1 Chăm Ahier
1.1.2. Chăm Awal
1.1.3. Chăm H’Roi
1.2. Tín ngưỡng – tôn giáo
1.3. Phong tục tập quán
1.4. Lễ hội
1.5. Văn hóa nghệ thuật
1.6. Văn học dân gian
1.7. Làng nghề truyền thống
1.7.1. Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
1.7.2. Gốm Bàu Trúc
2. Cộng đồng Chăm Islam
2.1. Vài nét về Hồi giáo
2.2. Hồi giáo tại Việt Nam
2.3. Phong tục tập quán
2.4. Đời sống tâm linh
2.5. Làng Chăm Châu Giang
3. Cộng đồng người Chăm ở hải ngoại
2.1. Các đợt di dân trong lịch sử
2.1. Người Chăm tại Cam-pu-chia
3. Sự giao lưu văn hóa Chăm – Việt
3.1. Quan hệ giao lưu tiếp biến Chăm – Việt
3.2. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Chăm
V. HỌC LIỆU
1. Có ba nguồn chính:
- Thuyết trình của giáo viên trên giảng đường.
- Đọc bài giảng của giáo viên (được phát trước cho học viên) và tài liệu tham khảo.
- Thảo luận trên lớp.
Thực hành xem trực tiếp các hiện vật khảo cổ học Chăm-pa được lưu giữ trong các bảo tàng. Đồng thời cũng có thể xem các di tích khảo cổ học Chămpa đang hiện tồn ngoài trời, trên mặt đất như các đền – tháp, thành lũy…
2. Tài liệu tham khảo bắt buộc
- Lương Ninh, Vương Quốc Champa, NXB Ðại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
- Ngô Văn Doanh, Văn Hóa Cổ Champa, NXB Văn hóa Dân tộc, 2002.

Người soạn: NGUYỄN QUANG TOẢN (toan.ngquyen@gmail.com)
Về Đầu Trang Go down
 
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN VÀ THUYẾT MINH VỀ CHĂM PA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» BÀI THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC
» we huong minh do
» THUYẾT MINH TOUR BUÔN MA THUỘT
» 6. Kể chuyện lửa trại:
» ĐỘC ĐÁO TƯỢNG KUT CHĂM PA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch :: Tài Liệu Và Kiến Thức Du Lịch :: Tài Liệu Thuyết Minh Các Chuyên Đề-
Chuyển đến