Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đền Ngọc Sơn - Hà Nội

Go down 
Tác giảThông điệp
sonbao
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
sonbao


Tổng số bài gửi : 65
Join date : 11/11/2009
Age : 33

Đền Ngọc Sơn - Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: Đền Ngọc Sơn - Hà Nội   Đền Ngọc Sơn - Hà Nội EmptyWed Nov 11, 2009 2:50 pm

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống dung hợp các luồng vǎn hóa từ bên ngoài; dù đó là vǎn hóa phương Tây hay phương Đông, là vǎn hóa Trung Hoa hay vǎn hóa ấn Độ... Đạo Cao Đài ra đời tại Nam Bộ đầu thế kỷ 20 này là một minh chứng điển hình về tính dung hòa vǎn hóa của người Việt Nam.

Trên đất kinh kỳ Thǎng Long - Đông Đô - Hà Nội, nghìn nǎm vǎn hiến thì sự dung hợp về tôn giáo được thể hiện khá rõ nét tại đền Ngọc Sơn. Cùng với Hồ Gươm và Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn đã tạo nên một quần thể hoàn chỉnh, đẹp đẽ. Quần thể này đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất cho Hà Nội ngày nay.

Sự hỗn dung của Đạo giáo, Đạo Phật, Đạo Nho (hay còn gọi: Tam giáo đồng nguyên), không chỉ ở hiện trạng bây giờ, mà nó còn được thể hiện trong lịch sử xây dựng đền Ngọc Sơn. Vào thời Trần và đầu thời Lê, đền được xây dựng để thờ các Tiên nữ dạo chơi trên hồ. Thời kỳ Vua Lê - Chúa Trịnh, đời Vĩnh Hựu (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang cho xây cung Khánh Thụy trên đảo Ngọc. Đời chúa Trịnh Doanh lại cho đắp một gò núi phía đông Hồ Gươm, gần đảo Ngọc gọi là núi Độc Tôn. Nǎm 1788, trước khi chạy đi cầu cứu quân xâm lược nhà Thanh, Lê Chiêu Thống đã cho lính đốt cháy phủ Chúa Trịnh và cung Khánh Thụy. Sang đầu thế kỷ 19, một ngôi chùa được xây dựng trên nền cũ của cung Khánh Thụy. Việc thờ Phật chỉ kéo dài được một thời gian thì chùa được đổi thành đền. Đền chủ yếu thờ Vǎn Xương Đế Quân - ngôi sao chủ việc vǎn chương, khoa cử (theo tín ngưỡng Đạo giáo đương thời), và thờ Trần Hưng Đạo. Nǎm 1864, danh nhân vǎn hóa Nguyễn Vǎn Siêu đứng ra chủ trì việc sửa sang toàn cảnh khu đền với diện mạo như ngày nay.

Sự dung hòa: Đạo, Phật, Nho, không chỉ thể hiện ở việc thờ cúng mà nó còn biểu lộ đậm nét trong kiến trúc, xây dựng cho đến hệ thống các câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn.

Trước hết là sự thể hiện tinh thần Nho giáo một cách sâu sắc ở Tháp Bút và Đài Nghiên. Khi tu sửa lại khu vực đền, Nguyễn Vǎn Siêu đã cho xây dựng một tháp đá trên gò núi Độc Tôn, trên đỉnh tháp là hình ngọn bút lông, trên thân tháp tạc ba chữ: Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Cạnh đó, Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn. Đài Nghiên được tạc bằng đá hình nửa quả đào có ba con ếch đội. Tháp Bút, Đài Nghiên biểu trưng cho quan điểm trọng vǎn chương, anh tài của Nho giáo. Đồng thời, nó cũng thể hiện tư tưởng của tầng lớp nho sĩ lúc bấy giờ, mà trước hết là Nguyễn Vǎn Siêu. Qua cửa cuốn là cầu Thê Húc dẫn đến Đắc Nguyệt Lầu (lầu được trǎng). Cả cầu Thê Húc lẫn Đắc Nguyệt Lầu mang đậm mầu sắc Đạo giáo. Hai bên (Tả - Hữu), có hai bức phù điêu hình Long Mã đang cõng Bát quái và Rùa Thần đang cõng một thanh kiếm. Trên các phù điêu có các câu: Long Mã Hà đồ (Long Mã cõng Hà đồ); Thần Quy lạc thư (Rùa Thần cõng Lạc Thư). Giữa Hà đồ và Bát quái còn có mối liên hệ trực tiếp, chứ giữa Lạc Thư và Kiếm Thần có quan hệ gì đây?

Từ Hà đồ, Lạc Thư đến Đắc Nguyệt Lầu, cầu Thê Húc (nơi đậu lại của ánh mặt trời ban mai), là sự thể hiện tư tưởng Triết học âm - Dương phương đông và tinh thần Đạo giáo Thần Tiên. Tuy nhiên ngay ở Đắc Nguyệt Lầu lại có sự thể hiện tư tưởng Phật giáo. Hai câu đối ở cửa (châu lâu), một vế mang tư tưởng Đạo giáo: Trần Cảnh tiên châu hữu lộ thông (Cảnh Tiên ở cõi trần cũng có đường thông tới), vế kia thì lại mang tinh thần nhà Phật: Linh hồ Nhược Thủy tùy duyên độ (Hồ linh thiêng, nước Nhược Thủy theo duyên thì độ).
Khu vực chính của đền Ngọc Sơn có ba phần: phía trước là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng); giữa là điện thờ chính, sau cùng là Hậu Cung. Điện thờ chính là nơi thờ Vǎn Xương Đế Quân cùng chư vị Thần Tiên, ở đây mầu sắc Đạo giáo rõ rệt. Phần Hậu Cung là nơi thờ trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, tượng Đức Thánh Trần với bàn thờ ở giữa, còn một bên là bàn thờ Phật với tượng Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài Đồng Tử, bên kia là bàn thờ Thần linh, sơn Thần, Thổ địa. Bức tường trước Hậu Cung thì lại có sự dung hòa giữa Đạo giáo và Nho giáo, giữa hai chữ Trung - Nghĩa là hình Bát quái.

Những sinh hoạt tín ngưỡng tại đền Ngọc Sơn cũng thể hiện sự hỗn dung Tam giáo một cách sâu sắc. Dù trước điện thờ Vǎn Xương Đế Quân, bàn thờ Phật, hay bàn thờ Đức Thánh Trần thì câu khấn đầu tiên sẽ là: "Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát" hoặc "Nam mô A di đà Phật". Tiếp đó là tụng kinh Phật, hoặc lời khấn mong Đức Thành Trần phù hộ độ trì hay lời ước nguyện của bản thân. Những cụ già mặc áo nâu sồng tụng kinh, khấn vái; những người đến tham quan cũng hương hoa nguyện cầu; Những người đến lễ lạt thành tâm... Tất cả đều được người dân xử sự một cách tự nhiên, hòa thuận mà không phân biệt đâu là Phật, là Đạo, là Nho. Tôn giáo nào, thần thánh nào đem đến niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống thì đều được người Việt Nam thờ phụng. Đó chính là tâm linh của người Việt Nam khi dung hòa các tín ngưỡng, tôn giáo.

Đền Ngọc Sơn vẫn đứng đó, Tháp Bút vẫn đang viết lên trời xanh, tất cả không chỉ là một quần thể đẹp đẽ giữa lòng Hà Nội, đó còn là thế giới tâm linh, khẩu khí của con người Việt Nam xưa và nay.

Tài liệu thêm về Đền Ngọc Sơn (trích từ wikipedia)

Lịch sử

Đền được xây dựng từ thế kỷ 19. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn (chu nho:玉山), sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.
Khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đền là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Mông Nguyên. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn.
Nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn, bài kí "Đền Ngọc Sơn đế quân" được soạn năm 1843 có viết : "...Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...".
Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. Theo bài ký "Sửa lại miếu Văn Xương", thì "...Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật..."
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.

Kiến trúc

Trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn) cũ, nhà nho Nguyễn Văn Siêu cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: "Nhất đài Phương Đình bút". Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Hai bên có hai câu đối:

Bát đảo, mặc ngân hồ Thủy mãn
Kình thiên, bút thế thạch phong cao.

Nghĩa là:

Tràn quanh đảo ngấn mực đầy hồ
Chạm bầu trời, thế bút ngất núi

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1 m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Cột trong đình có đôi câu đối:

Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy
Văn tòng đại khối thọ như sơn

Nghĩa là:

Kiếm sót khí thiêng ngời tựa nước
Văn cùng trời đất thọ như non.


Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả Phật A-di-đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên.

Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố", nằm lọt giữa lòng Hà Nội. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử)

Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng- ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
Về Đầu Trang Go down
 
Đền Ngọc Sơn - Hà Nội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch :: Tài Liệu Và Kiến Thức Du Lịch :: Di Tích-Lễ Hội-Hán Nôm-
Chuyển đến