Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

Go down 
Tác giảThông điệp
pham_vanhanh_051188
Admin
pham_vanhanh_051188


Tổng số bài gửi : 51
Join date : 10/11/2009
Age : 35

LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN Empty
Bài gửiTiêu đề: LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN   LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN EmptyWed Nov 11, 2009 11:31 am

LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN
LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN Nao%20raok%20kh_n%20ao1

Hàng năm, cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận đều tổ chức lễ hội Katê. Xét về qui mô của lễ hội thì tương đương như tết Nguyên đán của người Kinh. Người Chăm thường gọi là "Mbăng Katê".

Katê là lễ hội truyền thống của người Chăm, có qui mô rộng lớn trên toàn khu vực cộng đồng người Chăm sinh sống, mang đậm tính dân tộc. Kể từ năm 2000, lễ hội Katê được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp vào một trong 15 lễ hội lớn nhất ở Việt Nam. Lễ hội Katê được tổ chức vào đầu tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng giữa tháng 10 Dương lịch). Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm để tưởng nhớ đến các vị Nam thần như Ppo Klaung Girai, Ppo Rome…lễ hội diễn ra trong một không gian lớn từ các đền tháp đến làng, dòng họ và cuối cùng là gia đình. Katê cũng là dịp để người Chăm từ mọi miền đất nước trở về quê cha đất tổ để cùng đoàn tụ cùng gia đình bạn bè, dòng họ. Lễ hội Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của người Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt cộng đồng; nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc. Do đó, lễ hội không những gắn với đền tháp cổ kính – nơi hội tụ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật của nền văn hóa Chăm mà còn gắn với những yếu tố khác của văn hóa như: đồ cúng tế, ẩm thực, y phục…Đặc biệt, đến với lễ hội Katê quí khách sẽ thưởng thức một nền âm nhạc độc đáo, với những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân, với nước. Lễ hội còn những phần biểu diễn trước công chúng một nền ca – múa - nhạc dân gian với một phong cách riêng, độc đáo.

* Diễn biến của lễ hội Katê: Năm nay, lễ hội Katê diễn ra vào các ngày 17,18 & 19 tháng 10 năm 2009. Nội dung lễ hội Katê diễn ra như sau:

Ø Lễ đón rước y trang: Phần này, nghi lễ diễn ra ở 3 đền tháp của người Chăm ở Ninh Thuận (tháp Ppo Klong Girai, tháp Ppo Rome và đền Ppo Inư Nưgar), nghi lễ này diễn ra rất trang trọng ở đền Ppo Inư Nưgar ở làng Hữu Đức. Đây là lễ đón rước y trang của Nữ thần Ppo Inư Nưgar - thần mẹ xứ sở đã ảnh hưởng rất nhiều đến tín ngưỡng thờ Mẫu của các dân tộc ở Việt Nam. Riêng Tháp Ppo Klong Girai là tâm điểm của Lễ Hội, Tháp Ppo Rome cũng thế nhưng quy mô nhỏ hơn.

Ø Lễ mở cửa tháp:
LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN P_h%20mbang%20yang1
Sau phần lễ đón rước y trang, tiếp đến là lễ mớ cửa tháp. Chủ trì phần nghi lễ này là Ppo Dhia (cả sư), các tu sĩ làm lễ cầu xin các vị thần linh cho phép được mở cửa tháp. Lễ này được diễn ra trước cửa tháp với không khí rất tôn nghiêm.

Ø Lễ tắm tượng thần:


Lễ tắm tượng thần được diễn ra bên trong tháp, phần nghi lễ này gồm có Ppo Dhia (thầy Cả sư), Ông Kadhar - thầy kéo đàn Kanhi và hát những bài ca tụng công ơn của các vị vua, Muk Pajâu (bà Bóng) ông Camưnay (Ông Từ) và một số tín đồ nhiệt thành khác.

Ø Lễ mặc y phục cho tượng thần:
LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN Chuk%20angui%20pf4%20yang%20m_c%20y%20ph_c%20cho%20th_n2

Sau khi lễ tắm tượng thần kết thúc thì đến phần nghi lễ mặc áo cho thần. Lễ được tiến hành cùng với tiếng đàn Kanhi và tiếng hát của ông Kadhar. Khi ông Kadhar đang hát thì ông Camunay và Muk Pajâu mặc váy, áo cho tượng thần. Cứ như thế cho đến khi mặc y phục cho vua xong.







Ø Đại lễ Katê

Sau khi lễ mặc y phục đã hoàn tất, lúc này tượng thần đã khoát lên minh bộ long bào lộng lẫy, thì cũng là lúc vật cúng được bày ra trước bệ thờ. Lúc này bên ngoài tháp có đông đảo bà con người Chăm mang lễ vật đến dâng lễ vật và cầu nguyện cho cuộc sống được ấm no, hạnh phúc. Theo truyền thống, kết thúc phần nghi lễ ở đền tháp là phần biểu diễn của người Raglai qua tiếng Chiêng, tiếng Raklaiy cùng với điệu múa. Tiếp đến là phần biểu diễn văn nghệ dân gian của người Chăm. Đến đây du khách tận mắt thưởng thức những lời ca điệu múa của người Chăm qua tiếng trống Ginang oai phong, tiếng kèn Saranai vui nhộn, tiếng trống Baranưng sôi động, nhịp nhàng. Hòa với tiếng trống, tiếng kèn các thiếu nữ Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển, duyên dáng với chiếc quạt trong những điệu múa Biyên, Marai… Kết thúc phần nghi lễ ở tháp, thì không khí của hội lại sôi nổi diễn ra ở các làng, thôn xóm của người Chăm. Nhân dịp này các thôn xóm Chăm nhộn nhịp với những trò chơi dân gian, thể thao, biểu diễn văn nghệ của các chàng trai thiếu nữ Chăm. Tham dự Katê ở các làng Chăm, du khách có thể đến thăm làng Hữu Đức – nơi có đền thờ Ppo Inư Nưgar, Ppo Klaong Halau. Làng Mỹ Nghiệp với nghề dệt truyền thống lâu đời đến nay vẫn còn lưu truyền và phát triển. Một địa điểm nổi tiếng khác đó là làng Gốm Bầu Trúc - một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á vẫn còn bảo lưu. Khi lễ hội ở làng kết thúc thì lễ Katê ở gia đình, dòng họ mới được tổ chức. Trong thời gian này đông đảo các gia đình người Chăm tổ chức lễ. Chủ lễ cúng Katê ở gia đình là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong dòng họ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ, cầu mong tổ tiên ông bà phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp để ông bà, cha mẹ giáo dục các thế hệ con cháu biết ơn, kính trọng tổ tiên. Lễ hội Katê là một lễ hội lớn của ngừơi Chăm. Mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng lễ hội Katê phần nào cũng phản ảnh được giá trị văn hóa của người Chăm. Lễ hội Katê là lễ hội dân gian đặc sắc trong kho tàng văn hóa Chăm. Lễ hội Katê không chỉ đem lại cho người dự hội những vẻ đẹp uy nghi của những tháp Chăm, một nền ca – múa - nhạc dân gian đặc sắc mà qua đó người tham dự có thể hình dung tổng quan của một nền văn hóa Chăm độc đáo. Nền văn hóa ấy mãi mãi trường tồn và đang góp phần tô đẹp thêm vườn hoa trăm sắc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
 
LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lễ hội Katê - di sản văn hóa Chăm độc đáo
» Đình Bảng - Bắc Ninh
» Thăm Quảng Ninh đất mỏ
» ĐỘC ĐÁO TƯỢNG KUT CHĂM PA
» ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN VÀ THUYẾT MINH VỀ CHĂM PA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch :: Tài Liệu Và Kiến Thức Du Lịch :: Văn Hóa Việt Nam & Các Làng Nghề Truyền Thống :: Phong Tục Tập Quán-
Chuyển đến