Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 DÂN TỘC GIA RAI

Go down 
Tác giảThông điệp
pham_vanhanh_051188
Admin
pham_vanhanh_051188


Tổng số bài gửi : 51
Join date : 10/11/2009
Age : 35

DÂN TỘC GIA RAI Empty
Bài gửiTiêu đề: DÂN TỘC GIA RAI   DÂN TỘC GIA RAI EmptyWed Nov 11, 2009 10:00 am

DÂN TỘC GIA RAI


I.KHÁI QUÁT CHUNG
Tên tự gọi: Gia Rai
Tên gọi khác:Giơ Ray, Chơ Ray
Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau và chor), Arap, Mthur, Tơbuân.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô – Pôlinêxia ( ngữ hệ Nam Đảo).
Hiện nay người Gia Rai có dân số trên khoảng 200000 người, sống chủ yếu tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền biên giới của hai tỉnh này với Campuchia.
II.KINH TẾ TRUYỀN THỐNG
Trồng trọt :
Người Gia Rai lấy kinh tế trồng trọt làm gốc, trong đó trồng lúa là nguồn sống chính của đồng bào. Nông nghiệp cuốc vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối, tuy việc nuôi trâu đã có từ rất sớm nhưng chưa được dùng làm sức kéo.
Đất đai vùng người Gia Rai được chia thành hai loại:
Đất chưa canh tác: được gọi bằng đê, tná, lon
Đất bắt đầu canh tác: gọi là hma
Đây là thuật ngữ vốn được dành riêng để chỉ khái niệm nương rẫy, về sau mở rộng hơn dùng để chỉ cả ruộng và vườn.
Từ một gốc hma, đất canh tác lại được chia thành nhiều loại khác nhau:
Rẫy đa canh ( hma mnai): là những khoảnh đất trồng trọt ở trạng thái nửa vườn nửa rẫy thuộc quyền sở hữu của từng gia đình.Ở đó người ta trồng: chuối, mít, dừa, đu đủ, mía, rau, bầu, bí, vừng, lạc, khoai lang,…có nơi người ta còn trồng bắp hoặc xen bắp.
Rẫy chuyên canh lúa (hma rưng, hma ró) là những thửa rẫy thuộc loại hình canh tác theo phương pháp phát, đốt và chọc lỗ tra hạt và quan trọng hơn là với loại đất này phải cuốc đất trước. Việc làm rẫy được tiến hành theo 2 cách. Có những mảnh chỉ trồng trỉa một vụ, sau đó bỏ hóa 8 – 12 năm. Cũng có những mảnh được canh tác liên tục nhiều vụ. Loại rẫy chuyên canh này đều trở thành đất tư hữu và là loại đất để sản xuất lương thực hết sức quan trọng. Ở cao nguyên Plâycu, rẫy là hình thức chỉ để trồng lúa.
Ruộng nước sơ khai (hma đnao) là ruộng được khai phá từ các đầm lầy, quanh năm có nước. Hma ia là ruộng được tạo bởi những mảnh rẫy lâu năm trên vùng đất trũng. Loại ruộng này bình thường không có nước, mưa xuống đọng thành vũng, việc canh tác được thực hiện. Cả hma đnao và hma ia đều dùng cuốc để xới và sục bùn.
Đất trồng trọt hma rất đa dạng. Bởi vậy có nhiều loại cuốc để thích hợp với đất của từng vùng. Trên hma rưng thường có nhiều đá, gốc cây…người ta thường hay sử dụng loại cuốc cầm một tay, lưỡi sắt dài (20 cm), hẹp bản (6cm). Nếu chỉ cần xới đấy không sâu thì dùng cuốc lưỡi nhỏ bán cầm một tay ( chông). Làm cỏ ở độ dốc cao thì dùng cuốc knor. Cào cỏ thì dùng hsar, một loại công cụ giống như cuốc nhưng làm bằng gỗ, nhỏ và có ba chạc, cầm một tay…Ở vùng Gia Rai rất phổ biến việc dùng cuốc bản trên các loại rẫy, vườn và ruộng. Bên cạnh các loại cuốc bằng sắt, ở vùng Gia rai còn tồn tại các công cụ cuốc bằng xương.
Đồng bào dùng các loại dao và rìu để chặt phá rừng làm rẫy. Việc chọc lỗ tra hạt ở đây có phần khác với nhiều nơi, tức là họ không câu nệ trong việc phân công nam cầm gậy chọc lỗ, nữ tra hạt.
Người ta đã chọn được nhiều giống lúa khác nhau thích ứng với từng loại đất và vùng tiểu khí hậu. Lúa tẻ ( pđai), lương thực chính của họ, có hàng chục loại như: mching, blá, bla, cham…trừ một số nơi làm ruộng nước người ta gieo mạ cấy, còn thường vẫn gieo thẳng, năng suất lúa khá cao. Ngoài lúa tẻ, đồng bào còn trồng lúa nếp và các loại hoa màu: sắn, ngô, bo bo…
Người Gia Rai có nông lịch riêng của mình. Tháng giêng được tính từ ngày có trận mưa đầu tiên, kết thúc sáu tháng khô hanh. Mùa gieo giống trên những hma bắt đầu. Tháng này tương đương với tháng 4 dương lịch. Tháng 12 lịch Gia Rai ( thánh 3 dương lịch) gọi là blan ning nông – tháng nghỉ ngơi và tổ chức các ngày lễ tôn giáo.
Ngoài sản xuất lương thực các gia đình còn chăn nuôi, làm nghề thủ công. Các hình thức chiếm đoạt tự nhiên vẫn được chú trọng, trong đó, việc săn bắn giữ vị trí lớn hơn hái lượm và đánh cá.
Chăn nuôi :
Chăn nuôi gia đình phát triển sớm. Đồng bào nuôi trâu, bò, ngựa, voi, lợn, gà, chó…Trong đó trâu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và được dùng làm vật ngang giá trong trao đổi những vật quý. Bò hầu như nhà nào cũng có dăm ba con. Riêng ở Ia yun pa, bò được nuôi nhiều hơn và dùng làm sức kéo trong nông nghiệp. Xưa kia ngựa là phương tiện vận chuyển quan trọng nên được chú ý phát triển. Đồng bào thường dùng ngựa vào những chuyến đi săn bò tót và làm vật trao đổi với thương lái từ Lào, Campuchia sang hoặc từ miền xuôi tới. Đồng bào cũng chú trọng đến việc nuôi voi để đi lại, thồ và kéo gỗ. Voi nhà thường ít sinh sản và người Gia Rai cũng không có kỹ thuật huấn luyện voi săn để bắt voi rừng. Xưa kia, các làng thường góp cổ phần, cử người sang vùng cao nguyên Bôlôven (Lào) hoặc đến bản Đôn ( Đăk Lăk ) để trao đổi lấy những con voi đã được thuần dưỡng. Lợn nuôi nhằm phục vụ nghi lễ tôn giáo, trao đổi hàng hóa. Họ nuôi theo phương pháp nửa thả rông, nửa để chăm sóc. Khi mổ lợn to có tập quán chia đều cho các gia đình trong làng. Dê nuôi để cúng và ăn thịt, chó để đi săn và giữ nhà. Trong lễ lạt, gà luôn được dùng làm vật hiến sinh và trong sinh hoạt thường ngày còn là một thứ hàng hóa để trao đổi. Ở nhiều nơi, người ta vẫn giữ tục lệ “ dựng chuồng gà”. Họ quy định chuồng gà phải được làm ngay sau khi dựng nhà mới, thống nhất một kiểu, một hướng trong làng.
Các nghề thủ công :
Đồng bào Gia Rai còn có một số nghề phụ. Nghề mộc chủ yếu là làm nhà và chuồng trại gia súc, chưa có kỹ thuật xẻ gỗ, bào đục và lắp ráp thành những đồ dùng gia đình. Nghề rèn ít phát triển hơn nhưng cũng có thể tự túc được nông cụ cần thiết, kể cả lưỡi cày. Nghề đan lát cũng khá phát triển. Việc biết chẻ tre, vót nan và đan đồ gia dụng là một trong những chuẩn mực của nam giới khi đến tuổi trưởng thành. Người ta còn đòi hỏi ở họ biết đan cả những hoa văn phức tạp và có mỹ thuật trên sản phẩm. Gùi là sản phẩm khá nổi tiếng của người Gia Rai, có thể dùng để cất chứa đổ mặc, đồ trang sức, có loại dùng làm đồ đựng trong khi di chuyển. Những chiếc gùi đẹp mang ở sau lưng còn là vật góp phần trang điểm cho các cô gái thêm một sắc thái dân tộc.
Nghề đan còn là cơ sở kỹ thuật góp phần làm nảy sinh nghề dệt vải. Nghệ thuật đan cài hoa văn bằng nan tre, mây cũng được áp dụng trong việc trang trí hoa văn màu trên nền vải thể hiện ở những tấm mền chăn, váy, áo, khố. Đây là một nghề thủ công khá đặc sắc của dân tộc Gia Rai. Người ta trồng bông hoặc đôi nơi còn dùng cả lanh hoang dại để làm sợi. Cũng như các dân tộc khác ở Tây nguyên, họ không dệt bằng khung cửi. Họ giăng sợi thành một vòng khép kín qua một chiếc go rồi lấy hai đoạn cây căng ra. Khi dệt họ lấy dây buộc đoạn cây chăng qua lưng, còn đầu kia buộc vào cây cột để cho mặt sợi căng thẳng tạo thành một cái “ khung dệt”. Họ không dùng thoi mà dùng suốt chỉ để dệt sợi ngang. Đây được gọi là kỹ thuật dệt kiểu Anhđônêđiêng. Tuy chỉ còn thô sơ nhưng người dệt có thể tạo ra được tấm vải rộng, hẹp tùy ý. Khổ vải thường rộng tới 90 cm hoặc hơn nữa. Việc thể hiện các họa tiết trang trí dùng chỉ đan như dệt thảm len ở một mức độ nhất định đã cho phép người thợ thủ công tạo ra các hoa văn tùy ý. Đã xuất hiện những hoa văn miêu tả sinh hoạt của người, của các con vật, phong cảnh và lãnh tụ…Sản phẩm dệt chủ yếu là những tấm mền để đắp, khoác, những chiếc váy hoặc khố. Họ làm ra trước hết là để tự túc, hoặc để đổi lấy vật phẩm cần thiết hoặc bán ra thị trường.
Ngoài việc sản xuất ra của cải vật chất, họ còn hái lượm, săn bắn, và đánh cá. Săn cá nhân, đáng chú ý là việc sử dụng rất thông thạo chiếc ná (nỏ) và các loại bẫy có thể diệt được những con vật nhỏ như chim, chuột…đến những thú lớn như voi, hổ, báo, tê giác…Săn tập thể có nhiều hình thức, trong đó việc săn bò tót của họ khá nổi tiếng. Người đi săn cưỡi ngựa đuổi thú, dùng lao phóng hoặc lùa xuống vực, dồn vào chỗ vây săn để diệt. Đây cũng là dịp rèn luyện lòng dũng cảm, thử thách tài năng, lựa chọn người dũng sĩ đầu làng trong các cuộc chinh chiến xưa kia. Những thú lớn săn được thường đem về mổ và chia đều cho các gia đình trong làng cùng hưởng.
III.VĂN HÓA VẬT CHẤT
1. Công cụ sản xuất
Nông nghiệp cuốc vẫn chiếm ưu thế. Đất trồng trọt gọi là hma rất đa dạng nên có rất nhiều loịa cuốc để thích hợp với nhiều loại đất của từng vùng.
Cuốc cầm một tay: lưỡi sắt dài (20 cm), hẹp bản (6cm)… dùng trên các hma rưng có nhiều đá, gốc cây…
cuốc lưỡi nhỏ bản (chông) cầm một tay… dùng khi xới đất không sâu.
Cuốc knor :là loại cuốc dùng để làm cỏ ở vùng có độ dốc cao.
Cuốc bàn (chong hay cchong) là loại cuốc được dùng phổ biến ở vùng Gia Rai. cuốc được sử dụng trên các loại rẫy, vườn, ruộng.
Hsar : là loại cào dùng để cào cỏ. Đây là loại công cụ giống như cuốc nhưng bằng gỗ, nhỏ, có ba chạc , cầm một tay….
Ngoài ra ở vùng Gia Rai còn tồn tại công cụ cuốc bằng xương. Dao(rbóc, tga) và rìu cũng được dùng để chặt phá cây rừng làm rẫy.
2. Trang phục
Trang phục của người Gia Rai có nhiều độc đáo, giàu màu sắc hơn so với các dân tộc trong khu vực góp phần tạo nên sắc thái trang phục đa dạng của vùng Bắc Tây Nguyên.
điểm nổi bật trong trang phục của người Gia Rai là kỹ thuật dệt vải và các hoa trang trí hoa văn mang màu sắc thủ công truyền thống đó là việc dệt vải không dùng khung dệt mà họ giăng sợi thành một vòng khép kín qua một chiếc go rồi láy hai đoạn cây căng ra. Khi dệt họ lấy dây buộc đoạn cây chăng qua lưng, còn đầu kia buộc vào cây cột để cho mặt sợi căng thành một cái khung dệt. họ không dùng thoi mà dung suốt chỉ để dệt sợi ngang.
Nhìn vào trang phục của người Gia Rai ta thấy một nét hoa văn bao trùm là hình học hoá thường là các hình song song nhiều biến thể của nó.
người Gia Rai dệt vải và trang trí trên nền đen với những trang trí xanh, đỏ, vàng, trắng.
hoa văn trên trang phục phần lớn là nhưng đường thẳng song song với nhiều biến thể , đường sóng nước và những biến thể của nó, hình răng cưa , hình ô trám với nhiều biến thể, hình sao, hình người cách điệu.
Nền của trang phục là màu chàm đen. Họ nhuộm chàm bằng lá chàm có pha một số thứ khác để dệt. Các đồ án hoa văn trên vải cũng được nhuộm màu từ trước bằng các sản vật tự nhiên như màu đỏ lấy từ cây rừng, cùng với vỏ cây tơ nưng, màu vàng lấy từ củ nghệ….
Trang phục nam giới
Khăn : chít khăn màu chàm đen quanh đầu rồi dắt mối vào trong hay để xoã ra ngoài.
Aó : có hai loại loại có tay và loại không có tay.
+ Áo không tay: gọi là aolo được may khá đơn giản. Trên một mảnh vải hình chữ nhật, người ta gập đôi lại sau đó khoét lỗ ở cổ ở giữa đường gấp, hai mép sườn khâu lại chỉ để đoạn ở dưới xẻ tà. Trên áo có đường viền hoa văn bả vai chạy xuống hai bên sườn.
+ Aó có tay : cũng giống như áo không tay nhưng được nối thêm hai cánh tay áo, trên đường bả vai , nách, cửa tay có trang trí các đường viền màu.Loại áo sang trọng mà các thủ lĩnh ngày xưa hay măc có trang trí thêm mảnh vải đỏ hoặc chỉ đỏ trước ngực giống hệt như trên có của đàn ông Êđê, gọi là “đại bàng giang cánh”.
Trời lạnh thì nam giới khoác lên tấm mền hay vắt chéo trước ngực. có hai loại mền: loại mền màu đen và loại mền màu trắng. Mền có chiều ngang khoảng 2m, tức can hai khổ vải dệt lại, còn chiều dài thì dài hơn một chút.
Khố : có hai loại : loại khố mặc thường ngày và loại khố mặc trong nghi lễ.
+ Khố mặc thường: có tên là toai lui, tức là khố bỏ trống, may bằng vải mộc để trắng, có một vài đường kẻ cọc màu đen.
+ Khố mặc trong dịp nghi lễ : dài hơn 4m, may bằng vải chàm đen trên có trang trí hoa văn theo rìa dọc khố đặc biệt là đầu khố có đính thêm hạt cườm và các ua màu đen và đỏ.
Trang phục nữ giới.
Tóc : Phu nữ có chồng thường chải tóc rồi búi gọn sau gáy còn thanh niên thì có thể bỏ xõa tóc. Phụ nữ ít chit khăn.
Áo : có hai loại loại áo có tay vá loại áo khong có tay.
Đặc điểm chung của cả hai loại áo này đó là: Kiểu chui đầu, cổ khoét cao, mở cúc ở đường bờ vai. Trên đó có trang trí những giải hoa vănỉơ chân gấu áo, ngang ngực, hai bên vai và nách, trên hai cánh tay. những giải hoa văn này đều rực lên sắc đỏ nổi bật giữa nền chàm đen của áo.
Trên cánh tay áo dài của người phụ nữ Gia Rai Ayun Pa có một giải trang trí màu trắng gồm những ô màu trắng hình chữ nhật riêng rẽ nối tiếp nhau trên nền chàm đen của cánh tay tạo thành một nét trang trí độc đáo như làm hoà dịu sự đối chọi giừa đen và đỏ trên trang phục.
Váy : ngày thường mặc loại váy chàm giản dị, hầu như không có hoa văn gì đáng kể . váy được mặc bằng cách quấn quấn quanh thân từ eo bụng trở xuống, mép giắt vào hông bên phải, rồi dùng thắt lưng buộc lại.
Trong các dịp lễ thì mặc váy đẹp hơn có trang trí hoa văn. Nét đặc trưng trwn váy của phụ nữ Gia Rai không phải là những giải hoa văn trang trí ở hai đầu và chân váy, giữa thân váy mà là tấm vải đáp có nhiều hoa năn trang trí ở vị trí phần mông của váy.
Đồ trang sức: vòng tay, vòng chân băng đồng, những sợi dây chuyền bằng đồng hoặc hạt cườm.
3 . Nhà ở
Nhà ở cổ truyền của người Gia Rai là nhà sàn .kết cấu bộ khung nhjà của người Gia Rai không phải là bộ khung nhà vì kèo mà là vì cột như nhà cử các dân cư khác ở Tây Nguyên.
Nhà sàn của người Gia Rai gồm có hai loại : nhà sàn dài và nhà sàn ngắn.
Nhà sàn dài kiểu Ia-yun-pa:

Nhà sàn loại này thường dài 13,5m, rồng 3,5m với những nét chính mang truyền thống Ia-yun-pa. Căn cứ vào cột ngăn, người ta chia nhà làm hai phần: từ hàng cột đó sang bên phải gọi là mang mang và sang bên trái là mang óc. Cửa óc bao giờ cũng quay về hướng Bắc, hướng chính của nhà. Bên óc là bên dành cho những người đàn bà, chủ gia đình mẫu hệ.
Chú thích:
1. Thang bên mang: là thang dành cho khách lên xuống.
2. Sân bên mang : là nơi tụ tập của trai gái lúc trời tối.
3. Cửa mang : là nơi vào trong nhà của khách.
4. Gian dành cho sinh hoạt cộng đồng : là nơi tiếp khách , uống rươu nhảy múa và đánh cồng chiêng. Đây là chỗ ngủ của lhchs khi họ ở lại nhà chủ.
5, 6, 7, 8 là các cửa sổ.
9. Bếp để cúng giàng.
10. Cột mốc để phân chia giữa bên mang và bên óc.
11. Gian dành cho con gái kế thừa. Con cái sẽ ngủ ở gian này.
12. Là nơi có thể đặt bếp hoặc một ché rượu thay cho bếp.
13. Giường ngủ dành cho vợ chồng chủ nhà. vợ chồng chủ nhà năm bao giờ đầu cũng phải quay về hướng phía Đông ở gian chính mà hồi bên phải là óc.
14. Bếp để nấu ăn.
15. Cửa bên óc dành cho chủ nhà ra vào
16. Sân sàn óc là nơi dành cho sinh hoạt của phụ nữ. khách lạ không được đến chỗ này.
17 . Thang bên óc : là thang dành cho gia đình chủ nhà len xuống khách không đưọac lên lối này.
b. Nhà sàn nhỏ kiểu Hđrung:
Đây là một loại nhà phân bố rộng rãi trên cao nguyên Plây cu. Những nhà sàn nhỏ này bề rộng không quá 3m và bề dài thường không quá 9m. Chiều cao từ mặt đất đến đòn nóc không quá 4,5m, tới mặt sàn thường không quá 1,2m, từ mặt sàn lên xà nâng mái 1,8m.

Nhà nhỏ, đơn giản, được xây theo hai bước rõ rệt. Đầu tiên là việc làm kết cấu, sau đó dựng cột, làm kết cấu sàn và khiêng mái úp lên khung sao cho xá nâng mái ăn khớp vào các mộng ở đầu cột. Tiếp đến là làm các phần khác như quây vách, làm bếp…

Chú thích :
1.Chỗ ngủ của chủ nhà.
2. Cửa sổ.
3. Bếp chính.
4. Cột mốc.
5. Nơi để chiêng, ché.
6. Nơi để tiếp khách uống rượu.Đây là chõ ngủ của khách.
7. Chỗ ngủ của vợ chồng con cái.
8. Cửa sổ.
9. Cửa ra vào.
10. Sàn phơi.
11. Thang để lên xuống.
c. Nhà mồ của người Gia Rai trong bảo tàng dân tộc học
Ngôi nhà mồ đang trưng bày trong B ảo tàng dân tộc họcthuộc nhóm Gia Rai Aráp, được sưu tầm tạilàng Mrông, xã Iaka, huyện Chư Pảh tỉnh Gia Lai.
Ngoi nha nay được dựng bởi 5 nhóm địa phương là người dân tộc Gia Rai, do nghệ nhân Rơ chom Uek 68 tuổi làm trưởng nhóm.
Đây là kiểu nhà trệt, hình chữ nhật, hai mái chính hình thang cân, đều có nan lồ ô phủ lên trên, hai mái này được vẽ hoa văn trang trí. Phía hai đầu nóc nhà cohình cây rau dớn vểnh lên.
Nhà mồ có chiều dài 8m, chiều rộng 2,3m, cao 2,5m, phía ngoài song song với bức vách là hàng rào cao 0,8-0,85m dựng bằng gỗ tròn trôn sát nhau, tính cả hàng rào bao quanh thì diện tích khoảng 45-55m2. Phía trong ngôi nhà mồ có một số đồ tuỳ tán như : ché bị đập thủng đáy được chôn chìm xuống đất chỉ để hở phần cổ miệng, một ít vỏ bầu một vài chiếc gùi và hai bộ khung dệt, dụng cụ làm rẫy : dao, rìu, cuốc rẫy cỏ .
Phần ngoài cùng của chính diện ngôi nhà có một gian tế bằng gỗ. Tại hàng rào phía đông có hai cửa để người sống vào thăm nom nhà mồ. Phía ngoài cùng của hàng rào, mặt phía tây ngôi nhà có chôn tám cột để buộc trâu bò trong lễ bỏ mả, mỗi cột đều có dây để buộc vào cổ con vật bị hiến sinh.
+.Thần nhà: là thần bảo vệ nhà cửa, khi dựng nhà thì phải làm lễ đâm trâu, lễ trồng cây gaọ…

+.Thần nhà và thần bến nước là lực lượng siêu nhiên bảo vệ xóm làng và che chở cuộc sống của người dân.

+.Thần ma: là người lam phui phep để thông qua các nghi lễ tôn giáo câu mong mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt.
Hiện thân của các vị thân ấy la vua nước, vua gió (ptao angina) ở xã Chư Athai huyện Ya yun pa và vua lửa ở huyện Chư Prông.

.Đây là sự manh nha thể loaị âm nhạc mang tính sân khấu .Các hình thức sinh hoạt âm nhạc gắn liền với các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo,nghi lễ nông nghiệp.Âm nhac Giarai chưa trở thành một hình thức sinh hoạt độc lập.

Bên cạnh đó còn có các làn điệu dân ca cũng rất phong phú và đa dạng như :
Hát Ru:là phương thức biểu đạt tình cảm của con người đối với con người cũng như hiện thực khách quan .Hát Ru của người Giarai mang tính chất chung của thể loại hát ru:giai điệu mềm mại,ít thấy quãng rộng,tốc độ vừa phảI,lời ca mộc mạc đơn giản thường khuyên em bé đừng khóc ba mẹ bận việc lên rẫy…
Hát Đồng Dao:là thể loại hát dân ca được các em nhỏ vừa chơI vừa hát,thường hát trên bãI chăn trâu bò dưới sàn nhà dài vào buổi trưa hoặc trên nhà rông vào buổi tối. Âm nhạc trong đồng dao cũng hết sức đơn giản,thường chỉ có hai tiết nhạc ngắn mang tính chất hỏi đáp. Lời ca là những câu văn vần từ ba tới bốn âm tiết,mỗi âm tiết là một nốt nhạc.Nhịp độ các bài đồng dao tuỳ thuộc vào ngữ cảnh của cuộc vui,nếu đông vui thì các em hát với tốc độ hơI nhanh,nếu chỉ có bốn năm bạn thì tốc độ vửa phảI. Tất cả các bài đồng dao thường bắt đầu bằng một phách lấy đà,phách lấy đà chứa hai nốt đơn. Nhịp của tất cả các bài đồng dao là 2/4

Hát Giao Duyên:là một thể loại hát dân ca trữ tình thường đanh cho các chàng trai cô gái.Đây là một thể loại hát dân ca khá phổ biến trong tất cả các dân tộc Việt Nam và Đông Nam á.

Hát sinh hoạt: được dùng rộng rãI trong quần chúng và các em nhỏ,không gian và thời gian không hạn chế,nó được vang lên khắp mọi lúc mọi nơi:trong lễ bỏ mả,lễ đâm trâu ,lao động sản xuất,trên nương rẫy,bên bếp lửa hồng…hát để bày tỏ quê hương xứ sở để san sẻ niềm thương nỗi nhớ bày tỏ lòng biết ơn với buôn làng,họ mạc xua tan nỗi nhọc nhằn …Đây là loại dân ca mang tính quần chúng rộng raĩ được diễn xướng tự nhiên vì thế nó mang tính chất ứng khẩu.

Hát Kể và trường ca:là loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp gồm cả yếu tố văn xuôI ,thơ ca và sân khấu,không được lưu giữ bằng văn bản bao giờ cũng được thể hiện bằng lời hát kể của nghệ nhân trước cộng đồng PlơI,lời hát bao giờ cũng ở nhịp độ bình thường ,giai điệu lúc trầm lúc bổng,lúc kể nhanh,lúc chậm tạo không gian đặc biệt thu hút đông đảo người nghe

II. Hình thái tổ chức gia đình và xã hội..

Hình thái tổ chưc gia đình.

Người Giarai sống theo chế độ mẫu hệ. Việc hôn nhân giữa những người trong dòng họ bị nghiêm cấm. Thậm chí, đã từng mang tên họ nhưng không có quan hệ gi vềd huyết thống cũng không được lấy nhau. Trên nguyên tăc cơ ban của hôn nhân ngoại tộ đó, đã xuất hiện hàng loạt các qui định có tính chấ tập quán cho phép hay ngăn cấm kết hôn.Vi phạm điều ngăn cấm coi như là loạn luân và phải chịu hình phạt nặng như bị đuổi khỏi làng, bị lăng nhục sau khi nộp trâu để làm lễ tế thần.

Con dì, con già, con chú, con bác không được lấy nhau, trong khi tập quán khuyến khích hôn nhân con chú con cậu. Sự cấm đoán két hôn giữa con của chi em gái năm trong ngoạu tộc của hôn nhân. Đó là thành viên sinh ra từ môt bà tổ dù đến dời cháu , chắt cũng không được lấy nhau. Còn việc hôn nhân cua con anh en trai thì thường bị ngăn cấm trên hai cơ sở. Thứ nhat la chú, bác và cha là những đàn ông được sinh ra từ một mẹ. Thứ hai, dì, già và mẹ đồng thời là vợ của cha , chú, bác trong các trường hợp hôn nhân con cô, con cậu nảy sinh.Có thể biểu diễn hôn nhân của người Giarai theo sơ đồ sau:

Hôn nhân Giarai con bảo lưu trong các trường hợp chông chết, vợ lấy em chồng. Ngược lại, vợ chết chồng cũng có thể lấy em vợ. Cả hai trường hơp đều không bắt buộc hay khuyến khích mà chi đựoc phong tục chấp nhân.

Trong các trường hợp, dòng họ đã phân chia thành các ngành như: Rchor prông, Rchor đét…hôn nhân cũng bị ngăn cấm. Á trong phạm vi phân thành họ như: Kpa và pui, tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể lấy hoặc không láy được nhau, nhưng không khuyến khích.

vô chi vô giác khác nhau như :Rhahlan là đường đi,Ksor là dãy bỏ hoá… theo sự tích,sở dĩ các họ có tên gọi đó vì đều là con của nàng Hbia Hkrang.Đây Cũng là cơ sở để người gia rai cho rằnghọ có chung1 cội nguồn.Bên cạnh đó,lại có hàng loạt truyện kể cho rằng từ 1 họ gốc đã sinh ra các họ khác.Chẳng hạn như Ksor sinh ra họ Siu,họ Kpa sinh ra họ Pui…Moõi họ thường phân chia làm nhiều ngành,có hộ phân thành 2 như Rchom Prông ngành trưởng,Rchom đét _ngành thứ.
-Việc cấm kết hôn và với một số khả năng có thể có những cuộc kết hôn đặc biệt với chị em họ xa.

2.Tổ chức xã hội

Do đát trồng trọt,đặc biệt ở 2 khu vực hma mna và hma đnao đã ổn định nên đại bộ phận đông bào sống định cư. Họ cư trú theo từng đơn vị lành gọi la ploi hoạc bôn. Bôn thường chi dung phổ bién tư thung lũng ia yun pa đến cao nguyên đac lac.
Tên làng thường chỉ co 1 ý nghĩa nhất đinh. Làng đặt theo tên dong nước như: Ploi Phin (có suối PHin), Bôn broai (co mỏ nước Broái) ,Bôn AmaHBu(làng cha nàng Hbu)…Có những làng mang tên của 1 người và giữ mãi tên đó, nhưng cũng có những làng mang tên cha sau khi chết thì chuyển sang tên con rể, vì theo mẫu hê. Nhiều làng có thể tinh theo tuổi.

Môt làng khi tách ra thành nhièu làng những làng mới co tên riêng: con làng cũ thi được gọi kem theo 1 bổ ngữ gọi la Rơn gon. Căn cứ vào nhưng tên của các Ploi Rơn gon có thể biết được sự chuyển dịch của các làng.

Khi dựng nhà mới đồng bào thường trải qua 1 trình tự dường như thống nhất giữa các vùng. Thoạt tiên người ta tiến hành nghi thức bói tim đất. Sau đó tổ chưc ăn, uống hò reo và múa chiêng 3 ngày 3 đêm với du ý la đánh thức thần đất dậy. Cả làng dựng lều để ở tam. Già làng đem 7 hột gạo đặt trên mặt đất rồi lấy cái bbát úp lên để bối, tìm hiểu sự linh ứng cua thần đất. Sau 3 ngày đêm nêú 7 hột gạo con nguyên là thuận.Ngược lại nếu mất hột nào là không thuận, phảI đi tìm nơi khác.Khi bói được đất dựng nhà thường thì vị đứng đầu langf dựng nhà trước rồi lần lượt đến các gia đình theo sự hướng dẫn của chủ lang.

Làng Giarai được xây dựng thei hệ thống định hướng. Họ sống khá tâp trung lang nhỏ tới hàng chục làng lớn đến hàng hơn trăn nóc nhà. Cửa chính của nhà quay về hướng bắc cũng la hướng chính của lang. Hiện nay các làng đang phát triển việc sap xép nhà cửa theo kiểu đường phố.

Khác xưa, nay đồng bào không có hàng rào quanh làng. Mỗi nhà chưa hình thành 1 khuôn viên nên chưa có ranh giới chỉ có làng của nhóm Chor là không có nhà Rông. Làng thuộc các nhóm khác xây dựng nhà Rông ở chình giữa nhỏ hơn nhà Rông của người Bana và Xơđăng.

Người làm chứng và người xét xử đều là chủ làng và già làng.Trong xã hội Giarai có những già làng có tài ăn nói,am hiểu phong tục tập quán,biết xét xử.Họ đã lợi dụng các vụ kiện để ăn của đút lót và một số trở lên giàu có.

Tổ chức xã hội người Giarai đã vượt ra khỏi phạm vi làng độc lập để hình thành những cộng đồng lớn hơn là tơ ring.Tơ ring vốn là cộng đồng lãnh thổ, những làng cùng tơ ring có thể do một làng gốc phát triển thành các làng lân cận.Theo tập quán,họ vẫn quen gọi nhau những người trong một làng.Tuy nhiên cũng không thể loại trừ nguyên nhân do xung đột vũ trang giữa các làng trong lịch sử đã làm xuất hiện các lien minh làng.Lúc đó,từ một cộng đồng lãnh thổ tơ ring lại có thẻ phát triển thành một lien minh mang tính chất quân sự
Trước khi hạ huyệt ,một người thân phải bỏ xuống đó vài hạt gạo . Sauk hi hạ quan tài xuống huyêt và lấp đát, người ta đặt ở phía đầu huyệt một vò rượu cồn ( đập thủng đáy và ghè bỏ đai),bên trên phủ 1 cánh gai.Có nơi người ta còn chôn một ông tre thông xuống quan tài để hàng ngày bỏ coam ,muối,rượu cho người chết ăn uống (vào lúc xế chiều).

Nhà mồ là 1 nhà đất được chắp nối đầu ,cứ một người chết lại một lần nối thêm và sửa chửa lại cho mới.
dự như 1 sự đoàn kết của liên minh dòng họ nhát là dòng họ giàu có uy tín ,thì lễ bỏ mả càng quy mô ,tiếng tăm .

Suốt cả buổi chiều hôm thứ 2 của lễ bỏ mả là vui chơi, là bữa ăn uống cộng đồng và cộng cảm lớn.Chính tại lễ bỏ mả người Gia Rai làm đầy đủ các món thực sự của dân tộc mình.Do đó lễ bỏ mả còn là một cuộc trình diễn nghệ thuật làm các món ăn dân tộc nữa.
Nêú như ở những bữa ăn thường ngày của người Gia Rai ARap chỉ có món chính chỉ có cơm và rau thì ở bữa ăn trong lễ bỏ mả xuất hiện hàng chục món ăn, món nào cũng được chế biến công phu.Cũng từ gạo để làm các món ăn,nhưng các món ăn chế từ gạo ở lễ bỏ mả có tới 5-7 món:Cơm Lam, bột Gạo nấu với lá sắn và thịt,bột gạo nấu với thịt và rau ngót.
Về Đầu Trang Go down
 
DÂN TỘC GIA RAI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch :: Tài Liệu Và Kiến Thức Du Lịch :: Tổng Quan Du Lịch Việt Nam :: Tổng Quan Du Lịch Miền Trung & Tây Nguyên-
Chuyển đến