Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
pham_vanhanh_051188
Admin
pham_vanhanh_051188


Tổng số bài gửi : 51
Join date : 10/11/2009
Age : 35

VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM Empty
Bài gửiTiêu đề: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM   VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM EmptyWed Nov 11, 2009 9:42 am

VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

Đây là di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu hàng đầu và văn hóa bác học, đồng thời là di tích kiến trúc cung đình gần như duy nhất còn lại trong kho tàng di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội.

Văn Miếu được xem như dấu tích của trung tâm văn hóa Nho học, dấu tích của trường đại học đầu tiên của nước ta.

Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Năm Canh Tuất, niêm hiệu Thần vũ thứ 2 (1070) đời vua Lý Thanh Tông, mùa thu, tháng tám, dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng Thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế cho Hoàng Thái Tử đến học.

Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu cho con em tầng lớp quan lại quý tộc và học sinh giỏi trong đất nước.
Hơn 700 năm hoạt động (1076 - 1779) Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trung tâm giáo dục quan trọng nhất. Những bậc thầy thông thái, nghiêm khắc, rất nhiều học sinh đã thi đỗ và được giao cho những quyền cao chức trọng.

Với 82 tấm bia là cuốn sách bằng đá về trí tuệ vĩnh hằng đặt trên các con rùa với những dáng vẻ khác nhau, trên đó khắc tên họ, nơi sinh của những người nhận bằng tiến sỹ trong mỗi kỳ thi.

Năm 1805, vua Gia Long cho dựng thêm Khuê Văn Các - Gác Khuê Văn là một gác nhỏ 8 mái, có cửa tròn ở 4 phía, nằm ở khu vực thứ hai trong số năm khu cửa Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây chính là phần ngời sáng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đó là tượng trưng cho sao Khuê, vì sao chủ về văn học.

Với chiều ngang 75m và chiều dài 350m, Văn Miếu được ngăn thành 5 khu bằng các bức tường, thể hiện Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Bắt đầu nơi công chính là biển HẠ MÃ
Sau khi thoát khỏi sự ồn ào, ầm ĩ của giao thông trên đường Quốc Tử Giám, bạn sẽ thấy hai phiên đá mang chữ Hán "Hạ Mã"
Ngày xưa, ngay cả các đại thần đều phải xuống ngựa hay kiệu rước khi vào Văn Miếu.

TỨ TRỤ (1)

Ngay bên cạnh quầy bán vé là tứ trụ, điều này cho chúng ta biết một đôi điều về học thuyết của Khổng Tử. Xung quanh tứ trụ có các câu đối chữ Hán:

Cương thường đống cán tốn thiên địa
Đạo đức cung tường tự cổ kim
(Rường cột cương thường tồn tại cùng trời đất
Đạo đức trường học có từ xưa tới nay).

Đông Tây Nam Bắc do tư đạo
Công, khanh, phu, sĩ xuất thử đồ
(Đông Tây Nam Bắc cùng đạo này
Công, khanh, phu, sĩ xuất thân từ đường này)

Trên đỉnh hai trụ giữa xây cao hơn có hình 2 con ngê chầu vào, trên đỉnh hai trụ đắp nổi 4 con chim phượng hoàng (một biểu hiện quyền lực của trời, sự phù hộ siêu hình và sự sống, chết vĩnh hằng).

CỔNG CHÍNH (2)

Cổng chính của Văn Miếu (Văn Miếu môn) là tam quan lớn, xây hai tầng có ba cửa (Chính Môn ở giữa, Tả Môn và Hữu Môn).
Hướng chính ở đây tuân theo quy luật của đạo Nho: Thánh nhân nhìn về phương Nam để nghe.
Ba chữ lớn ở chính giữa (theo nguyên bản của chữ Hán) phiên âm là VĂN MIẾU MÔN.

Trên các cột trụ của Văn Miếu Môn, bạn có thể đọc được những dòng chữ tự hào:
"Doanh hoàn trung giáo mục, ngô đạo tối tiên, vạn vũ chu xa đồng khởi kính.
Toàn cảnh nội văn từ, thử địa vi thủ, thiên thu cần tảo thượng lưu phương".
(Các nền giáo hóa trong thiên hạ, đạo ta trước nhất, muôn nơi kính trọng.
Các miếu trong cả nước, miếu này đứng đầu, ngàn năm cần tảo lưu hương).

Cổng tam quan chỉ dành cho vua và các quan. Trong một năm chỉ có hai lần và dịp lễ Khổng Tử (mùa xuân và mùa thu), vua, quan dẫn đầu đoàn hành lễ đi qua cổng tam quan.
Mọi dân thường muốn đến cúng vái và học tập tại Văn Miếu thì qua Tà Môn hoặc Hữu Môn.

PHÍA SAU CỔNG CHÍNH

Ngày nay, bạn được phép đi qua cổng chính. Nếu quay lại, bạn có thể nhận thấy 5 hình người nhỏ. Chúng miêu tả Đức Khổng Tử và bốn môn đồ nổi tiếng nhất của ông (Tứ phối).

Trên 4 chiếc trụ của Văn Miếu Môn, 2 trụ bên phải và 2 trụ bên trái và phải phía ngoài có câu đối:

"Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín tư văn nguyên hữu dụng.
Ngô nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô cấu cố dã, thượng tư thánh huấn vĩnh tương đòn".
(Nước lớn không thay nền giáo hóa, không biến đổi phong tục, mà tôn sùng đạo Nho và tin tưởng tư văn vốn có ích.
Nhà Nho phải thông hiểu kinh sách, phải thức thời, không câu nệ, cố chấp và nghĩ rằng lời giáo huấn của thánh hiền mãi mãi được đề cao).

Hai trụ bên trong có câu đối:
"Thệ thủy hữu như tư, văn võ y quan vương hầu đệ trạch.
Cao sơn trường ngưỡng chi, tam quan khổn áo sổ nhẫn cung tường"
(Áo mũ nhà cửa của văn võ vương hầu như nước chảy.
Cửa tam quan bề thế, nhà học mấy tầm ngẩng trông như núi cao).

Bên trái mặt trước cổng tam quan có cảnh "long ngư hội tụ", cá rồng ẩn hiện trong mây, và "mãnh hổ hạ sơn", hổ mạnh xuống núi ví như cảnh thanh vân đắc lộ của các nho sinh thành đạt.

Theo truyền thuyết, vào tháng Ba âm lịch, hòn đá hình cung ở sông Hoàng Hồ được phủ đầy sắc tím, được gọi là Vũ Môn. Con cá nào vượt qua được Vũ Môn sẽ trở thành rồng.
Theo ngụ ý, kỷ thi được gọi là Vũ Môn và người thi đỗ được coi là một con cá đã vượt qua Vũ Môn.
Con rồng cùng các đám mây thể hiện nhà vua với các quan có năng lực, hoặc một cơ hội tốt để có được quyền cao chức trọng.

HAI HỒ NƯỚC

Đi tiếp vào khu Nhập đạo đến cổng Đại Trung, bạn sẽ ngạc nhiên nghe thấy một bản hòa tấu của đám ếch giữa những đám hoa súng và cây đa, cây đại thụ.
Thời xưa, các học sinh và những người cúng bái, sau một chuyến đi dài nhọc nhằn, đều soi mình dưới nước trong để tỉnh táo thể xác lẫn tâm hồn.
Cổng Đại Trung lấy hai chữ đầu của cuốn sách kinh điển đại học và Trung Dung.
Trên nóc nhà, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hai con cá chép chầu vào một cái bình hình quả bầu chứa đựng tinh túy của trời đất, biểu hiện cho trí tuệ.
Hai bên cổng Đại Trung là hai cổng nhỏ: Thành Đức và Đạt Tài, với cái tên này - hai chiếc cổng mang ý nghĩa giáo dục con người vừa có đức, vừa có tài...

KHUÊ VĂN CÁC (3)

Đây là công trình có giá trị thẩm mỹ cao, được xây dựng năm 1805 ở vị trí trung tâm Văn Miếu, là biểu tượng về lịch sử, văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Hai bên gác Khuê Văn có hai cổng nhỏ:
- Cổng Bí Văn (văn chương chau chuốt, sáng sủa...)
- Cổng Súc Văn (văn chương hàm ý, súc tích...)

Ba chữ lớn KHUÊ VĂN CÁC trên phần chính giữa của lầu gác này là một triết lý. Sao Khuê là sao chủ văn chương trong chòm 28 sao, là đầu Bạch Hổ phương Tây gồm 16 ngôi sao, sắp xếp như hình chữ Văn trong chữ Hán. Văn học là một quà tặng của vũ trụ cho nhân loại.
Những chữ hán tự cho chúng ta biết rằng đây là gian quý nhất và vua cai trị đất nước bằng đức nhân và văn học, với đôi câu đối:
"Hy triều phấn sức long văn trị
Kiệt các trân tàng tập đại quan"
(Đời thịnh điểm tô nền văn trị
Lầu gác lộng lẫy lưu giữ vẻ đẹp)

Những chữ ở phía sau Khuê Văn Các là câu đối:
"Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển
Bích thủy xuân thâm đạo mạch trường"
(Sao khuê sáng giữa trời, nhân văn rạng tỏ
Sông Bích đượm sắc xuân, đạo mạch dài lâu).

NHÀ BIA THIÊN QUANG TỈNH (4)

Xin nhớ rằng từ cổng Văn Miếu tới tượng Khổng Tử là một con đường thẳng. Sự cách quãng duy nhất là "Thiên Quang tỉnh" (Giếng sáng mặt trời) để các nho sinh vào Quốc Tử Giám học phải đi qua chiêm ngưỡng 82 tấm bia đá nổi tiếng cho tâm trí được trong sáng như "Thiên Quang" và tâm niệm những lời dạy bảo của cố nhân ghi trên bia đá, noi gương người xưa học giỏi, đỗ cao, thành tài để phò Vua, giúp nước, rạng rỡ tổ tiên và công danh lưu truyền mãi mãi.

Những "cuốn sách bằng đá" này được đặt trên lưng rùa.
Đối với người Việt Nam, rùa là con vật linh thiềng có sức mạnh thiêng liêng đã giúp cho An Dương Vương xây thành Cổ Loa vào thế kỷ thứ III - TCN, giao kiếm thần cho vua Lê Lợi đánh đuổi giặc ngoại xâm ở đầu thế kỷ XV. Sau khi thắng lợi, rùa lại nổi lên ở Hồ Gươm (còn gọi là hồ Hoàn Kiếm) để nhận lại thanh gươm đó.

Ngoài ra, người Việt Nam cũng còn coi lưng con rùa là Trời, bụng của nó là Đất. Nói chung con rùa là biểu tượng của sức mạnh và trường thọ.

Trong đình bia có các câu đối:
Bên trái: "Xa thư cộng đạo kim thiên hạ
Khoa giáp liên đề cổ học cung"
(Thiên hạ ngày nay xe cùng cỡ bánh
viết cùng văn tự, cùng theo đạo Nho.
Nhà học xưa liên tiếp đề tên người trong khoa bảng).

Bên phải: "Khoa giáp trung lai danh bất hủ
Cung tường ngoại vọng đạo di cao"
(Người xuất thân khoa bảng, tên tuổi mãi còn
Ngoài cung tường nhìn vào đạo càng thấy cao).

82 TẤM BIA ĐÁ
14 bia từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI (giữa 1484 và 1536) dưới đời Lê:
- Cao 105cm, rộng 100cm và dày 15cm.
- Họa tiết hoa và lá.
- Mây lửa và các hình mặt trăng
- Diềm trang trí là những dây leo nở hoa.
- Không có rồng vì: Thời đó sự vinh quang của các tiến sĩ không được phép so sánh, liên hệ với biểu tượng rồng của nhà vua và các thánh thần).
- Các họa tiết thể hiện sức mạnh thiên nhiên, bày tỏ quan điểm triết học cổ xưa về Dịch (thay đổi) mà Khổng giáo đưa ra.
- Trên một số bia từ thời Hồng Thuận (thế kỷ XVI) có biểu tượng Âm - Dương và dịch chuyển của vũ trụ.
- Con rùa mang trên lưng tấm bia có những nét khá đẹp, nó mang tấm bia và con hạc, cái mai tròn, bụng phẳng. Cùng với con hạn, sứ giả của các vị thần bất tử, rùa tạo nên một cặp sinh vật thiêng liêng.

25 bia là từ thế kỷ XVII (1653):
- Cao 155cm đến 170cm, rộng 100-125cm, dày 20-30cm.
- Hình tượng các con vật (rồng, lân, phượng...)
- Cảnh sinh hoạt (các ao sen chuyển động theo sóng, cò hay hạc đang rỉa lông...).
- Các con lân đang thờ cúng mặt trời, con lân tượng trưng cho tinh thần và sự thông minh của thánh thần, sức mạnh của vũ trụ.
- Ngọn lửa được cách điệu hóa theo hình dáng của một lá vả.
- Đầu con rùa hơi quay lại. Cái mai của nó không mang dấu khắc nào.

43 bia từ thế kỷ XVIII (1747-1780):
- Cao 170-190cm, rộng 120cm, dày 30cm.
- Lưỡng long chầu nguyệt, thân hình ẩn hiện trong mây.
- Các họa tiết hoa và lá bên thành bia được cách điệu hóa rất đậm nét.
- Con rùa có những ngấn tròn trên cổ, xương mai nổi bật trên lưng và những họa tiết lục giác, đôi mắt nhỏ, các chân vươn ra từ chiếc mai.

Tấm bia đầu tiên, Hàn Lâm viện thừa chỉ Thân Nhân Trung - thừa lệnh vua, đã trân trọng ghi:
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA. NGUYÊN KHÍ THỊNH THÌ THẾ NƯỚC MẠNH MÀ HƯNG THỊNH, NGUYÊN KHÍ SUY THÌ THẾ NƯỚC YẾU MÀ THẤP HÈN.
VÌ THẾ, CÁC BẬC ĐẾ VƯƠNG THÁNH MINH KHÔNG AI KHÔNG CHĂM LO VIỆC KÉN CHỌN KẺ SỸ, BỒI DƯỠNG NHÂN TÀI, VUN TRỒNG NGUYÊN KHÍ.
Cũng ở tấm bia đầu tiên này, còn ghi sâu dặn rõ:
Phàm những ai đến xem bia nên hiểu ý này!

Những khoa thi, những tấm bia và những dòng tên...

- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên, Lê Văn Thịnh - người Kinh Bắc đỗ đầu - trở thành vị khai khoa cho truyền thống khoa cử Nho học gần 1000 năm.

- Trên 82 tấm bia "Tiến sĩ đề danh" ghi tên, quê quán của 1.306 vị Tiến sĩ (3 tấm của 3 khoa thi 1772, 1778 và 1779 có ghi cả tuổi khi thi đỗ của các vị; từ năm 1797 trở đi có ghi xã).

- Vị Tiến sĩ được khắc tên đầu tiên trong tấm bia đầu tiên là Nguyễn Trực - Tiến sĩ cập đệ đệ nhất giáp đệ nhất danh, người huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên (nay thuộc Hà Tây).

- Vị Tiến sĩ được khắc tên mới đây nhất trong tấm bia cuối cùng là Đồng tiến sĩ cuất thân Phan Huy Ôn, người xã Thu Hoạch, huyện Thi Lộc, phủ Đức Quang, trại Nghệ An, ông đỗ năm 25 tuổi, khoa Kỷ Hợi, năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) và tấm bia được dựng vào ngày tốt tháng 11 năm Anh Tý - Cảnh Hưng thứ 41 (1780).

SÂN ĐẠI BÁI (5)

Đi qua "Khuê Văn Các", bạn sẽ thấy một chiếc sân lớn, lát gạch - đó là sân Đại Bái. Hai dãy nhà lớn Tả Vu và Hữu Vu là nơi thờ bài vị của Thất thập nhị hiền (72 học trò xuất sắc của Khổng Tử).

Ngôi nhà dài, khoáng đạt chiếm cả vùng trung tâm Bái Đường, là nơi hành lễ trong các kỳ lễ tự, ở giữa là chân dung Chu Văn An - Tế tửu (hiệu trưởng) của Quốc Tử Giám từ 1292-1370. Ông là tế twửu đầu tiên được biết đến trong lịch sử lâu dài của Quốc Tử Giám.

Chính giữa tòa Đại Bái đặt một hương án làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, có các chữ:

"Ngưỡng di cao. Toàn di kiên. Chiêm tại tiền. Hốt tại hậu"
Có nghĩa là: Đạo lý của Khổng Phu Tử thực là cao sâu, càng ngẩng trông lên càng thấy cao xa, càng đi sâu nghiên cứu càng thấy uyên thâm vững chắc, xem thấy đạo lý đó dường như trước mắt ta bỗng chốc lại biến ra sau.
Điều đó, nói lên đạo đức và học vấn của Khổng Tử thật là bác đại tinh thâm, rộng lớn và sâu sắc.

Phía trước bàn thờ là hai con hạc lớn đang ngậm ngọc ở mỏ và đứng trên hai con rùa bằng đồng thau (nghĩa là trí tuệ và trí thức vĩnh viễn).

Chiếc chuông lớn (Bích Ưng Đại Chung) được đúc năm 1768. Một chiếc khánh cùng niên đại có khắc một văn bản mô tả sử dụng công cụ này trong quá trình lễ hội.
ĐIỆN ĐẠI THÀNH

Sau Bái Đường là Điện Đại Thành - nơi thờ Đức Khổng Tử (551-479 TCN), Tứ Phối, Thập Triết.
Khắp nơi chìm ngập trong sơn son thiếp vàng, hoành phi, đồ lễ, hương và ánh nến, rực rỡ...
Bên trong rất đối xứng.
- Chính giữa Điện Đại Thành là tượng của Khổng Tử: Mặt quay về hướng Nam, phía sau là khám thờ trên có ngai và bài vị:
"Đại Thành Chí Thành Tiên Sư Khổng Tử bài vị"
- Bên Đông là tượng Phục Thánh Nhan Hồi và Thuật Thánh Tử Tư.
- Bên Tây là Tông Thánh Tăng Tử và Á Thánh Mạnh Tử.
- Hai gian đầu hổi là 10 bia đá bài vị Thập triết, là những người tiêu biểu cho 4 khoa là: Đức hạnh, Ngôn ngữ, Chính trị và Văn học.
- Có một chiếc kiệu nhỏ bên trái của điện dùng để rước trong lễ hội.

QUỐC TỬ GIÁM

Đứng đầu Quốc Tử Giám (Trường đại học Quốc gia) trước đây là một quan đại thần do nhà vua chỉ định và giám sinh của trường là con cái của các quan lớn.

Từ năm 1428 trở đi, vua Lê Thái Tổ đã tiến hành cải cách có lợi cho con cái dân thường. Phải đến năm 1434 trở đi, biện pháp mới này mới được áp dụng trong toàn quốc. Những người đỗ cao nhất trong kỳ thi Hương (cử nhân) được nhận vào trường.

Quốc Tử Giám thường có 300 thí sinh, được xếp hạng theo năng lực:
- Thượng Xá sinh
- Trung Xá sinh
- Hạ Xá sinh

Dưới triều Lê, trông coi Văn Miếu - Quốc Tử Giám là các chức Tế Tửu (như Hiệu trưởng ngày nay), Tư Nghiệp (như Hiệu phó) và các chức quan giảng dạy là: Giáo thụ, Trực giảng, Trợ giáo, Huấn đạo...

SÁCH HỌC TẠI QUỐC TỬ GIÁM

Sách học tại Quốc Tử Giám chủ yếu là các kinh điển của nho học, với các bộ:
- Tứ Thư, gồm có: Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử (327 - 289 TCN).
- Ngũ Kinh, gồm có: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.
Ngoài ra, các giám sinh được học thơ phú, cổ văn, bắc sử...

Nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc dạy: Đạo đức, Luân thường, Đạo lý...

HỌC ĐIỀN
Trợ cấp chính nhà vua ban cho trường là học điền. Đó là ruộng đất. Thu nhập từ những học điền này, được dùng để trang trải những chi phí trong việc điều hành trường.

Nhà vua cấp tối thiểu là 60 mẫu hay 20 ha ruộng đất cho trường Quốc Tử Giám.

Về mặt hình thức thì việc học tập là miễn phí, nhưng các bậc cha mẹ giám sinh thường có phần đóng góp và "sự quan tâm cá nhân". Học sinh phải tự lo sách vở, dụng cụ viết và quần áo. Nhiều người trong số họ thuê một hay hai người hầu để rửa bát và dọn dẹp phòng, giặt quần áo, trông coi ngựa...
Về Đầu Trang Go down
sonbao
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
sonbao


Tổng số bài gửi : 65
Join date : 11/11/2009
Age : 33

VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM   VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM EmptyWed Nov 11, 2009 10:36 am

anh hạnh gửi bài dài quá nhìn mỏi mắt lắm,anh hạnh chia nhỏ lại thì sẽ dễ nhìn hơn,thanks vì bài hay lắm hì afro afro afro
Về Đầu Trang Go down
 
VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG CÁC CON VẬT TRONG KIẾN TRÚC ĐỀN ĐÌNH CHÙA MIẾU VIỆT NAM
» Phu Quoc Island part 1
» Phu Quoc Island part 2
» Phu Quoc Island part 3
» Phu Quoc Island part 4

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch :: Tài Liệu Và Kiến Thức Du Lịch :: Tài Liệu Tổng Hợp :: Các Ngôi Chùa Nổi Tiếng Việt Nam-
Chuyển đến