Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 BÀI THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
aibiet
Thành Viên Năng Động
Thành Viên Năng Động
aibiet


Tổng số bài gửi : 13
Join date : 15/12/2009

BÀI THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀI THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC   BÀI THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC EmptyMon Jun 21, 2010 3:18 pm

BÀI THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC


Lăng Tự Đức được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử cực kì khó khăn của đất nước và cũng chính bản thân nhà vua.
Vua sinh năm 1829, lên ngôi năm 20 tuổi (1848). Sau đó 10 năm, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng (1858) mở màn cho cuộc xâm chiếm nước ta, rồi đánh chiếm Gia Định (1859) và một số tỉnh khác ở Nam Kì (1862)… Vua Tự Đức đã là người hấp thụ khá đầy đủ nền văn hóa và triết học Đông phương với một số mâu thuẫn nội tại của nó giữa cái tích cực lúc trẻ và nội tại lúc già, giữa sự sống và cái chết. Càng thất bại trước việc nước việc nhà khi càng lớn tuổi, ông càng bi quan yếm thế. Nhà vua nghĩ đến cái chết tất nhiên sẽ đến với đời mình, và để vơi bớt những dằn vặt khổ đau trong quãng đời còn lại, cho nên hạ lệnh xây dựng lăng tẩm như một hoàng cung thứ hai để thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, nghỉ ngơi và cũng để làm “ngôi nhà lâu dài của trẫm” (vi vô vĩnh vũ – trong bài Khiêm Cung Ký).
Đứng trong thời đại ngày nay nhìn lại hoàn cảnh khó khăn bấy giờ của đất nước, quy mô kiến trúc lớn lao tốn kém của lăng vua, và các danh xưng Khiêm Cung, Khiêm Lăng được dùng để đặt tên cho nó chúng ta thấy đó cũng là một mâu thuẫn nội tại khó biện minh được của chính nhà vua.
Nhưng dù sao sau khi xây xong, vua Tự Đức cũng còn sống thêm 16 năm nữa, cho đến năm 1883 thọ 53 tuổi. Như vậy vua Tự Đức trị vì 36 năm, là người trị vì lâu nhất trong số 13 vua triều Nguyễn.
Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo ông Bùi Văn Trung lẽ ra người lên ngôi phải là con trai trưởng Nguyễn Phúc Hồng Bảo, vì ông này vừa là con trai trưởng vừa cao lớn đẹp trai, thông minh, sáng sủa, không có khuyết tật gì để có thể truất ngôi của ông ta được. Trong khi Hồng Nhậm là người ốm yếu và mới sinh ra là người tính tình ủy mị và đã mang nhiều thứ bệnh trong đó có căn bệnh đậu mùa mà hậu quả di chứng của căn bệnh này là vua mắc chứng vô sinh. Làm vua mà không thể có con là một điều bất tiện (theo nghiên cứu của người Pháp vua Tự Đức có đến 103 bà vợ mà không có một người con nào). Theo Bùi Văn Trung có những phe phái trong triều đình muốn gạt Hồng Bảo ra để Hồng Nhậm lên ngôi vì họ có họ thông gia với vua Thiệu Trị. Hay như Nguyễn Tri Phương người có thông gia với vua Tự Đức. Theo nghiên cứu của Bùi Văn Trung thì hai vị quan có công đưa Hồng Nhậm lên ngôi thay Hồng Bảo là Trương Văn Quế và Nguyễn Tri Phương. Vua Tự Đức là vị vua được nhắc đến nhiều trong lịch sử vì ông gặp phải nhiều rủi ro :
Thứ nhất triều đại của ông kéo dài mà lại yếu kém, có nhiều điều bất hạnh cho đất nước. Quá trình xâm lược nước ta của thực dân Pháp (1858 – 1884) diễn ra gần như toàn bộ của thời vua Tự Đức. Trong quá trình đó triều đình Tự Đức đi từ thất bại này đến thất bại khác, thất bại cả trên mặt trận quân sự lẫn ngọai giao. Bản thân mình là người cầm đầu đất nước mà trước họa xâm lược dẫn đến tai họa lớn là hoàn toàn mất nước, mà trong quá trình dài vài chục năm ông lại không vực nổi cơ đồ của mình lên thì đó là một trách nhiệm mà nhà vua không thể nào chối bỏ được trong lịch sử (nhưng nếu chúng ta bình tâm mà xem xét thì hầu hết các nước trong khu vực đều thất bại trước sự xâm lược của các nước phương tây, cho nên việc vua Tự Đức cũng thừa nhận trách nhiệm đó của mình bằng việc viết “khiêm cung ký” là một bài văn bia cho mình từ khi mình còn sống (nhiều chục năm trước khi chết) với mục đích biện minh với hậu thế. Trong đó ông thừa nhận vì bất tài đã để cho mất nước. Vua Tự Đức là người rất giỏi về văn học, ham thích văn chương, thơ phú, giỏi thơ Hán và cả thơ Nôm. Đặc biệt ông là người am hiểu rất sâu rất uyên thâm nho giáo. Nhưng những tài năng này của vua Tự Đức trong hoàn cảnh lúc đó của đất nước lại có hại nhiều cho vua Tự Đức, bởi vì nó làm cho ông tha thiết quá với những cái cổ truyền trong khi thời buổi đất nước đang đòi hỏi canh tân.
Điều thứ hai là triều đình Tự Đức có nhiều chỗ yếu mà những triều vua trước không có. Đó là việc vua Tự Đức lên ngôi bị người ta đàm tiếu nhiều nghĩa là ông không phải là con trưởng lại được lên ngôi thay cho người anh của mình, rồi tình huống dẫn dắt đến chỗ Tự Đức phải giết anh của mình vì có những âm mưu nổi loạn từ phía Hồng Bảo. Và sau đó vua Tự Đức đến cuối đời phải mang nỗi dày vò ghê gớm là giết hại anh của mình và giết tới mức không còn người nối dõi để thờ cúng hương khói mà việc này đối với luân lý bị coi là một tội ác. Chính điều này đã khiến cho uy tín của vua Tự Đức trở nên mỏng manh ngay trong hàng ngũ đại thần, tầng lớp nho sĩ vốn là chỗ dựa của triều đình.
Điều khó khăn thứ ba là Tự Đức vốn là người nhu nhược, không quyết đoán mà phải làm vua vào thời điểm có nhiều tư tưởng trái ngược nhau trong triều đình và trong nho sĩ. Cho nên vua Tự Đức không đủ bản lĩnh để chọn lựa thành ra cứ giao động trong hai bên. Người bảo đánh Tây, kẻ lại bảo hòa với Tây, người bảo cứng rắn, người lại nói phải mềm dẻo mà vua Tự Đức thì cứ nghiêng biên này lại ngả bên kia. Cho nên cuối cùng việc lớn không thể làm được. Ông là người do dự đến nỗi đến lúc chết cũng không thể chỉ định được ai là người nối ngôi cho mình. Ông nuôi nhiều con nuôi, đến khi chết ông để lại di chiếu là nhường ngôi cho người con lớn tuổi nhất (để tránh nạn quyền thần, vì cuối đời Tự Đức đã xuất hiện những quyền thần). Đã có chọn lựa như vậy nhưng vua Tự Đức là người do dự đến nỗi lại ghi thêm trong di chiếu nói rằng thật ra người này không có tài đức, lại có tật xấu này tật xấu khác… Chính điều này đã làm xảy ra bi kịch đối với ông vua kế vị Tự Đức tức là vua Dục Đức.
Tự Đức sống nhiều chục năm trong đời mình tại Khiêm Lăng, đó là cách giải sầu để giảm đi những đau khổ vì những tình huống éo le trong cuộc đời của mình. Vua cho khởi công xây dựng lăng vào năm 1864 và dự định hoàn tất trong vòng 6 năm. Công việc xây lăng huy động đến 5 vạn binh lính. Người hầu vì muốn lập công nên đã cưỡng bức lính một cách cực lực xây lăng khiến sau hai năm xây dựng làm nổi lên lọan chày vôi. Đó là cuộc khởi nghĩa mà binh lính dùng chày đập vôi làm khí giới để tiến vào kinh đô Huế. Quân nổi loạn tiến vào theo ba lối Chương Đức, Hiển Nhơn, Hòa Bình nhưng cuộc nổi loạn thất bại những người cầm đầu đều bị bắt và giết chết. Sau sự kiện này Tự Đức cách chức hai vị quan trông coi việc xây dựng.
Tốc độ thi công quá khẩn trương nên công trình hoàn tất vào năm 1867, tức là chỉ 3 năm xây dựng. Sau khi lăng đã hoàn thành, Tự Đức vẫn còn sống thêm 16 năm nữa, nên đây cũng là hoàng cung thứ hai của ông.
Lúc đầu lăng có tên là Vạn Niên Cơ, nhưng do Hòa Khiêm bị sét đánh, vua sợ mình đã động đến oai trời nên quyết định đổi tên là Khiêm Cung.
Vòng la thành bao bọc xung quanh lăng có diện tích 12ha bao bọc gần 50 công trình lớn nhỏ, chia thành 3 khu vực, bao gồm: khu vui chơi giải trí, khu ăn ở và sinh hoạt, khu an táng vua. Như đã nói vua Tự Đức là người am tường thâm thúy về thơ văn nên khi ông mất đi để lại cho đời 500 bài thơ chữ Hán, 400 bài thơ chữ Nôm và rất nhiều áng thơ văn khác. Thơ của ông phản ánh ông là một người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất thiên về văn chương, nghệ thuật… Tư chất ấy có thể thấy rõ trong nghệ thuật kiến trúc lăng.
Các nhà khiến trúc lợi dụng con suối tự nhiên, ngăn dòng tạo thành hồ Lưu Khiêm, trên hồ người ta cho đắp một đảo nhỏ mang tên Tịnh Khiêm mơ mộng. Đình Tả mọc bên hồ để vua câu cá và ngắm cảnh. Đối diện chếch bên kia hồ là Xung Khiêm- một ngôi nhà khá lớn xây trên mặt hồ để vua làm thơ. Trên hồ có nhiều sen trắng, đỏ nở hương thơm ngát.
Qua khỏi Khiêm Cung Môn là cổng tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, chúng ta bước vào hệ thống cung điện gồm nhiều tòa nhà lớn nhỏ. Từ ngoài vào trong, chúng ta bắt gặp tòa nhà ngang dãy dọc, nơi đây là đoàn tùy tùng cung nữ nghỉ ngơi khi đến đây. Tiếp theo, giữa là điện Hòa Khiêm – nơi làm việc của vua. Sau khi vua chết, nơi này thành nơi thờ vua và hoàng hậu. Hai bên tả hữu là Pháp Khiêm Vụ và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Tiếp theo điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm – nơi ăn nghỉ của vua. Sau khi vua chết nơi này thành nơi thờ mẹ vua, tức là bà Từ Dũ hoàng thái hậu. Bên phải điện Lương Khiêm (bên trái nhìn từ ngòai vào) là Ôn Khiêm Đường – nơi cất giữ đồ ngự dùng của vua. Bên trái điện Lương Khiêm là nhà hát Minh Khiêm Đường xây dựng vào năm 1866 (vua ngồi phía dưới nhìn lên sân khấu, phía trên chỉ là chỗ ngồi của vua giả). Đây là nhà cổ thứ hai của Việt Nam so với Duyệt Thị Đường trong thành nội. Có một hành lang từ Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Điện và Y Khiêm Điện – là chỗ ở của các cung phi theo hầu vua , ngay cả khi vua còn sống hay đã chết.
Trở ra cổng Tam Quan, đi vòng ra phía sau, chúng ta đến khu lăng mộ vua. Nhà cửa ở Khiêm Lăng bằng gỗ nhưng các công trình trong khu lăng mộ hòan tòan bằng gạch đá. Trước tiên chúng ta đến Ân Bái Đình – với hai hàng tượng quan văn võ lạnh lùng đứng hai bên. Phía sau Bái Đình là Bia Đình với tấm bia bằng đá thanh lớn nhất Việt Nam, nặng 20 tấn cao 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ, kiên cố ,cột to vách dày với cửa cuốn. Trên bia có khắc bài “Khiêm cung ký” của vua Tự Đức. Ông viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh Đức Thần Công” trong những lăng khác. Bài văn bia dài 4935 chữ, là một bài tự thuật của nhà vua về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình. Tự Đức muốn dùng tấm bia này kể công cũng như nhận tội với lịch sử. Ông tự luận “không sáng suốt trong việc biết người, ấy là tội của ta, dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta…” Và rồi ông có ý nhường sử sách đời sau đánh giá công tội của mình. Trên bia không có một lỗi sai nào.
Tiếp sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng uy quyền và tài đức của nhà vua.
Kế đến là hồ Tiêu Khiêm hình bán nguyệt đựng nước mưa để linh hồn nhà vua rửa tội và cũng có ý nói rằng trăng khuyết rồi trăng lại tròn – mọi việc rồi sẽ tốt đẹp hơn.
Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ Tiêu Khiêm là Bửu Thành, xây bằng gạch, chính giữa là nơi vua yên nghỉ. Bửu Thành được bao phủ bằng rừng thông réo rắc bốn mùa. Ông vua thi sĩ dã nằm đó yên bình giữa không gian của thơ và nhạc.
Lăng không mang tính đối xứng cổ điển như các lăng khác, kiến trúc không trùng lập mà lại rất sinh động. Phía trên nóc điện có một bình hồ lô. Đó chính là bình thái cực chứa đựng khí âm dương của vũ trụ. Thỉnh thoảng ta lại thấy bát quái trên nóc điện. Ở đây đường nét kiến trúc thật hài hòa, phóng khóang, gần gũi với thiên nhiên.
Về Đầu Trang Go down
Nghiep vu Du lich
Thành Viên Mới Toe
Thành Viên Mới Toe



Tổng số bài gửi : 1
Join date : 11/09/2013

BÀI THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC   BÀI THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC EmptyWed Sep 11, 2013 11:14 pm

Cảm ơn bạn, một bài viết rất hữu ích, đây là một bài thuyết minh hay!
Về Đầu Trang Go down
 
BÀI THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THUYẾT MINH TOUR BUÔN MA THUỘT
» ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN VÀ THUYẾT MINH VỀ CHĂM PA
» Bát Tràng làng gốm cổ - làng văn hóa
» Kỹ năng thuyết trình ấn tượng....!
» Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng anh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch :: Tài Liệu Và Kiến Thức Du Lịch :: Tài Liệu Thuyết Minh Các Chuyên Đề-
Chuyển đến