Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch

Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!!

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Dang thi thanh hoa
Thành Viên Mới Toe
Thành Viên Mới Toe



Tổng số bài gửi : 1
Join date : 12/11/2009

cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!!   cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! EmptyThu Nov 26, 2009 4:19 pm

Kiếm dùm tui it tài liệu,tục chọc sàn ,tục chung chăn đệm,lễ tằng cẩu(búi tóc) của người thái nak.
đang làm văn hóa mà bí tài liệu quá à!
Về Đầu Trang Go down
pham_vanhanh_051188
Admin
pham_vanhanh_051188


Tổng số bài gửi : 51
Join date : 10/11/2009
Age : 35

cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!!   cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! EmptyFri Nov 27, 2009 2:17 pm

em cứ tìm các phong tục của nguời thái đó có rất nhiều ở trên mạng đó. anh chỉ có một vài tài liệu cho em tham khảo thôi


Những câu chuyện huyền bí trên nghe có vẻ đã xa vời, nhưng hiện vẫn còn đậm nét ở tộc người Thái tại một số địa phương miền biên viễn của vùng đất xứ Nghệ...

Khi Nhung, cô gái đẹp như bông hoa rừng lao vào bóng mưa... là lúc chúng tôi biết mình đã "chọc sàn"... hụt. Một phong tục "tán tỉnh yêu đương" của trai bản người dân tộc Thái hiện còn lưu truyền mà lạ lẫm đối với nhiều người...

Bữa cơm đãi khách của người Piềng Mựn

Gần 7 giờ tối, chúng tôi mới lọ mọ vào đến bản Piềng Mựn. Lân la men con đường nhỏ cây rợp lối đi, tìm đến nhà ông bí thư chi bộ bản tên Kha Trung Tiến. Nhà sàn gỗ kiên cố.


Bữa cơm đãi khách
Mặt đỏ phừng phừng, ông Tiến nói như giải thích với chúng tôi: "Cán bộ đến muộn. Chiều ni ta đã làm con lợn và đám gái trai bản đợi sẵn nhưng chẳng thấy cán bộ mô. Dừ thì hắn về cả rồi. Thôi cán bộ rửa mát đi để ta bảo hắn làm cơm mời...".

Sau gần 1 tiếng đồng hồ sửa soạn, hai mâm rượu được dọn ra. "Tiệc" đãi khách là gà chân đen luộc chặt bỏ chỏng chơ trên nền giấy báo cũ, hai bát rau bầu nhúng vào nước xáo luộc gà và một nhúm muối hột bỏ ở góc "mâm" cùng ít cơm nếp và tất nhiên là không thể thiếu một chai rượu "quốc lủi".

Cơm tối xong, "giờ thì trai bản giao lưu rượu cần với cán bộ nhé...", sau lời mời của ông bí thư chi bộ bản, đám thanh niên trai bản vạm vỡ kéo đến nói chuyện như vỡ nhà. Chúng tôi là khách được uống trước cùng với các cụ cao tuổi trong bản.

"Ở đây còn tục "chọc sàn" không", đứng bên thành cầu thang nhà, tôi quay sang hỏi Dương - chàng trai con trai ông trưởng bản có khuôn mặt khá đẹp trai - cái đẹp của người vùng núi. "Còn chứ, lát nữa cán bộ có đi không, để ta dẫn đường?".

Tôi đi... "chọc sàn"?

Gần 12 giờ. Đêm vắng. Không nghe tiếng sáo gọi bạn tình. "Khuya mấy cũng được. Con trai cứ đến trước cửa nhà con gái cầm sáo thổi. Hắn thấy hay là ra mà. Không thì cứ đạp cửa mà vào. Cứ nói chuyện hắn ưng cái bụng là được. Hắn thích thì hắn cho ở lại...", Dương giải thích. Nhưng đó là ngày xưa, còn bây giờ trai bản Piềng Mựn không còn thổi sáo. Thích cái bụng con gái nào thì tìm đến nhà mà nói lời yêu là được.


Những cô gái ở Piềng Mựn
Đoàn chúng tôi gồm 4 người chia làm hai tốp. Một tốp đi xóm dưới, còn tôi theo Dương đi xóm trên. Theo chàng trai bản này, đối tượng chúng tôi đến là cô gái tên Nhung mới tốt nghiệp lớp 12, không thi tiếp mà ở nhà. Trời khuya, mọi thứ vắng lặng.

Ngôi nhà gỗ của Nhung còn đỏ điện. Dương không ngại ngần đập cửa, tôi thấy ái ngại. Lát sau, Nhung mặc chiếc quần ngố ra mở cửa. Trong nhà mọi người đã đi ngủ, chỉ còn lại tôi ngồi đối diện với Nhung. Đầu góc phản (làm bằng gỗ như chiếc giường) Dương đã ngủ lúc nào không hay.

Qua câu chuyện Nhung cho biết tối nào chẳng phải thức khuya như thế. Đám trai làng không đêm nào là không tới nhà "gõ cửa". Nhưng đến giờ cô bảo "vẫn chưa có ai mà"!... Lúc ấy, ngoài trời gió thổi, cơn mưa rừng ập đến, mưa xối xả.

Nước mưa như từ trên rừng dội xuống mái nhà gỗ khoác "áo tôn" kêu như thác đổ. Mưa càng lúc càng to, bóng điện yếu ớt rồi tắt lịm. Trong nhà tối om. Đêm như mực. "Nước suối cuốn Tua Pin (máy phát điện của dân vùng cao) đi rồi...", nói đoạn Nhung thoắt lao vào bóng mưa.

"Nó đi với em trai ra suối cứu Tua Pin ấy mà. Không thì mất tiếc lắm. Mai không có điện à...", Dương thức dậy tự lúc nào nói. Chúng tôi cũng lao vào mưa trở về. Người ướt sũng, đến nhà ông bí thư bản gần 1 giờ sáng, anh bạn đồng nghiệp cũng đi "chọc sàn" về tự lúc nào. "Chọc sàn hụt rồi", bạn nói.
Về Đầu Trang Go down
pham_vanhanh_051188
Admin
pham_vanhanh_051188


Tổng số bài gửi : 51
Join date : 10/11/2009
Age : 35

cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!!   cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! EmptyFri Nov 27, 2009 2:23 pm

hiện trạng về phong tục chọc sàn ở một số nơi
Tan tác “chọc sàn”



Ông Cầm Trọng đắm đuối mơ màng nhớ về những năm tháng cũng chẳng xa xôi lắm, khi ấy, "hạn khuống" trong những bản Thái đầy ắp tiếng cười, tiếng khèn, tiếng pí thin, pí pặp của những đôi trai gái đam mê tìm hiểu nhau...


Những đêm đi "chọc sàn", đi "ngủ thăm" nồng thắm tình cảm mà cũng đầy khao khát trong một tinh thần bản năng mà trong sáng, rực lửa mà quy củ... Cái thời ấy qua nhanh quá, nay chỉ còn đẹp trong tiếng thở dài hoài niệm của người già!

“Ỉn sao” đẹp lắm!

"Ỉn sao nghĩa là chơi gái! Tiếng Thái làm gì có từ "chọc sàn" hay là "ngủ thăm" đâu". Ông Cầm Trọng cười khà khà giải thích! Vị chuyên gia tầm cỡ đầu ngành nghiên cứu về người Thái, người đã từng được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2000 về công trình "Người Thái ở Việt Nam" này cho biết từ "ỉn sao" cũng được dùng cho cả quá trình tìm hiểu lẫn yêu nhau, chứ không chỉ bao hàm hoạt động mang tính tính dục như người Kinh vẫn hiểu.

Cái từ "chọc sàn" là một cách gọi đùa, gọi vui miêu tả một hành động của người con trai gọi người con gái, mãi về sau này mới trở thành phổ biến. Nhà sàn của người Thái được lát bằng những tấm gỗ, giữa các tấm gỗ đều có khe hở. Khi đã "hặc pen cằn" (yêu nhau), người con trai khi đến nhà người con gái thì báo hiệu mình đang ở dưới nhà thông qua hành vi chọc chọc phía dưới sàn nơi người con gái nằm.

Đời sống tình dục của thanh niên người Thái thực sự được tôn trọng và thoải mái, không bị gò ép bởi các quan điểm khô cằn, phong kiến của Khổng giáo. Thanh niên, thiếu niên lớn lên, đến độ tuổi có ham muốn sinh lý là được phép kết bạn, được phép tự do yêu đương.


Người Thái cũng không đề cao chuyện giữ gìn trinh tiết của người con gái! Khi đã yêu nhau và được sự đồng ý của cha mẹ, người con gái được phép quan hệ tình dục với bạn trai. Cái nếp sinh hoạt tự nhiên đó không hoàn toàn bị phó thác cho sự chi phối của bản năng mà được điều chỉnh một cách rất nghiêm túc, quy củ và chi tiết bởi các "xỏn côn" (những đạo luật quy định về cách cư xử, một hình thức sách về giáo dục đạo đức của người Thái, được dịch nôm na là "lời răn người").

Ông Hoàng Trần Nghịch, người duy nhất còn đọc được các bản chữ viết cổ của người Thái, cho biết sở dĩ người Thái phát triển và hùng mạnh trong quá khứ như vậy cũng bởi sự góp phần đắc lực của "xỏn côn".

Người Thái quan điểm rất rõ ràng rằng: "Người yêu nhiều là kẻ không biết yêu. Kẻ có nhiều vợ là kẻ không có hạnh phúc". Họ tôn vinh những đôi trai gái yêu nhau chỉ một lần mà nên duyên vợ chồng, cho dù trong quá trình tìm hiểu họ được phép thoải mái quan hệ như vợ chồng.

Dễ dàng và thoải mái trong chuyện trai gái, nhưng trong quá trình yêu đương, cô gái nào trót để mang bầu thì hình phạt của bản cực kỳ nghiêm khắc. Nhẹ thì phạt gà phạt lợn, nặng thì phạt trâu, thậm chí bị đuổi khỏi bản, bao giờ dân bản cảm thấy hối cải thì mới được trở lại. Còn đối với con trai, để người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn thì thân phận rơi vào cảnh "nhục như con chó"! Trong bữa cỗ "đền" bản ấy, người con trai gây ra "tội lỗi" phải đứng trước cửa nhà cúi đầu mời mọi người vào ăn cỗ phạt, đứng trước đứa trẻ con 3 tuổi cũng phải cúi đầu chào.

Quy định này khiến cho các đôi trai gái phải rất thận trọng trong chuyện tình cảm và trao thân gửi phận, cũng như ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên với những điều mình làm. Chính vì vậy, các cô gái Thái đã có một phương tiện tự bảo vệ thanh danh rất hiệu quả: Đó là một phương thức bí truyền bao gồm các loại lá trên rừng có công dụng tránh thai, chỉ cần để dưới chỗ nằm là có tác dụng. Bài thuốc lá ấy cho đến tận bây giờ vẫn được nhắc đến một cách bí ẩn như một truyền thuyết...

Theo như lời ông Cầm Trọng, phương thuốc ấy là có thực, chỉ có mẹ truyền cho con gái, chị gái truyền cho em, hiệu quả lên tới 80-90%. Ông Hoàng Trần Nghịch thì cho rằng không hề có phương thuốc ấy, bằng cớ là nếu có thì người ta đã nghiên cứu và phổ biến khắp nơi rồi...

Những luật tục nghiêm khắc và tỉ mỉ ấy còn toát lên một tinh thần rất hiện đại: Tôn vinh vị trí của người phụ nữ! Người con trai đến tìm hiểu người con gái, thấy trước cửa là cái cán chổi mới được vào nhà, thấy phần chổi không có cán là muốn mấy cũng không được vào. Đã vào được nhà "ngủ thăm" rồi, chỉ cần đi nhầm màn (con gái chưa chồng nằm màn màu trắng, bố mẹ nằm màn màu đen) là cũng bị phạt lợn, trong lúc đang ngủ mà người con gái kêu lên cũng bị phạt lợn, thậm chí phải đền cả trâu...--PageBreak--

Khi đã được hai bên gia đình đồng ý, người con trai phải đi ở rể 1 năm, nếu nhà gái đồng ý mới được phép cưới. Sau khi cưới xong, phải ở tiếp 3 năm nữa hai vợ chồng mới được ra ở riêng. Trong quãng thời gian đó, nếu người con gái không hài lòng thì có quyền bỏ chồng, điều kiện là phải đền công ở rể cho người con trai. Nếu người con trai không hài lòng thì cũng có quyền bỏ về, nhưng nếu tự về thì không được đền bù gì cả.

Hai người đang yêu nhau không được phép đi với người thứ ba, nếu có đi thì phải tuyên bố rõ ràng là không còn yêu nhau nữa. Ngược lại, người con gái cũng không được phép để hai người con trai đánh nhau vì mình. Nếu xảy ra điều đó, người con gái bị phạt nặng, thậm chí còn phải đi làm tôi tớ để bù tội.

Còn có một điều khiến cho chuyện tự do tìm hiểu, tự do luyến ái của người Thái vượt lên trên những ham hố bản năng thông thường, vượt lên trên sự ích kỷ muốn hưởng thụ càng nhiều càng tốt, đó là lòng tự trọng. Những đôi trai gái yêu nhau chỉ một lần rồi đi đến hôn nhân thường kể về tình yêu của mình một cách đầy tự hào.

"Quý nhau sợi chỉ giăng không đứt. Ghét nhau rào 9 tầng cũng bị phá", từ những bữa rượu bữa xoè miên man tận mạn Đà Bắc, trôi ngược lên Mường Lát, trôi sang đất Mường Lò xưa cũ hay đến tận đất Mường La, những người già cho đến tầm tuổi trung niên, dù là người Thái trắng hay Thái đen, đều thừa nhận rằng những người hạnh phúc nhất luôn là người chỉ yêu một lần rồi ở bên nhau đến trọn đời.

Nỗi đau mất người và "ỉn sao" hiện đại

Chưa bao giờ ở cái đất Sơn La, cái nôi của người Thái đen lại đau đớn và hoảng sợ trước cái cảnh "mất người" như bây giờ! Kinh tế được mở rộng và phát triển cũng là lúc đại nạn ma tuý tràn vào Sơn La. Ông Cầm Trọng cũng thần cả người khi nói đến chuyện "mất người". Tuy gần như cả cuộc đời gắn bó ở Hà Nội, nhưng tâm trí ông, con tim ông lúc nào cũng đặt ở Sơn La.

- Hạn khuống: là nơi công cộng, có thể là bãi đất trống hoặc sạp nhà rộng để thanh niên trai gái tụ tập vui chơi.

- Xống trụ xon xao: thiên tình ca nổi tiếng của người Thái, dành riêng cho những đôi trai gái đang yêu nhau, là lời người con trai khuyên răn người yêu của mình, được dịch sang tiếng Việt là "Tiễn dặn người yêu"

- Cẩu: là kiểu vấn tóc đặc trưng của phụ nữ Thái đã có chồng thành một búi to hình trụ ở trên đỉnh đầu. Theo tập tục của người Thái, chỉ có con gái chưa lấy chồng mới được buông tóc xuôi tự nhiên.


Những ngày này, hễ không bị các viện nghiên cứu kéo về Hà Nội thì ông lại về Sơn La với vợ. Những trưởng bản, những già bản khóc với ông rằng những năm đổi mới đã đem lại cái được về kinh tế đối với người Thái, nhưng cái được chỉ là một phần, phần còn lại là mất, mất cái rất lớn là mất người.

Người Thái mất người vì nghiện hút, mất người vì trộm cắp, mất người vì mại dâm. Ông bất lực nhìn nỗi buồn mất người ấy dần dần lan tỏa từ Mai Châu đến Hát Lót, Mai Sơn, thị xã Sơn La, Thuận Châu, Tuần Giáo, rồi sang cả Điện Biên... Ông Cầm Trọng bất lực khi chứng kiến chính vợ chồng người cháu ruột của mình tan tác đôi ngả vì người chồng nghiện hút...

Người già thì xót xa, còn người trẻ thì dường như cũng vô cảm với những nét đẹp của cộng đồng đang dần biến mất. Trong những đêm lang thang các bản xung quanh thị xã với đội tuỳ tùng lúc nào cũng phải đông đảo để phòng chống những trận đòn hội đồng của trai bản theo kiểu "trâu ta ăn cỏ đồng ta", những câu hỏi của tôi về "ỉn sao" chỉ nhận được cái nhìn lạ lẫm và mai mỉa của những thanh niên người Thái phóng xe máy Tàu ầm ầm, hút thuốc Vinataba và uống rượu như điên...

Trong bữa rượu bên bản Hụm, khi đã đến độ khề khà, Quân đã biết nheo nheo mắt nhìn tôi một cách lọc lõi rồi gạ uống rượu xong có đi chơi gái không như thể biết tỏng bụng đám khách người Kinh lên đây chơi chỉ rặt có việc phải nhăm nhăm kiếm một cô gái Thái nào đó...

Quân cũng cho hay, thanh niên bây giờ đến tầm tối tối uống rượu xong là ra đường đi trêu gái, quen nhau dăm ba hôm là kéo nhau ra đồi quan hệ, con trai đi chơi cứ thủ sẵn bao cao su trong túi để đề phòng, thích thì chơi chứ yêu đương gì... Những là “hạn khuống”, là “pí”, là đàn, là bản tình ca bất hủ “Xống trụ xon xao” đối với họ nay là những danh từ xa lạ, thực sự là xa lạ...
Về Đầu Trang Go down
pham_vanhanh_051188
Admin
pham_vanhanh_051188


Tổng số bài gửi : 51
Join date : 10/11/2009
Age : 35

cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: chung chăn đệm   cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! EmptyFri Nov 27, 2009 2:36 pm

Chung chăn đệm – “sú phả” là một nét đẹp có tự ngàn xưa của người Thái Mường Lò – Yên Bái) được tổ chức ở nhà gái sau khi người con trai đã vượt qua được những thử thách của thời kỳ ở rể. Từ đây đôi trai gái yêu nhau được hai gia đình và cộng đồng công nhận là vợ chồng.
https://2img.net/r/ihimizer/img190/6020/chandem.jpg


Ngày trước, con trai người Thái phải trải qua một thời gian ở rể kéo dài từ 3 năm trở lên. Đây là một thử thách rất lớn, nếu vượt qua được mới được công nhận là con rể và được đón dâu về nhà mình. Trong thời gian ấy, chàng trai không chỉ phải chăm chỉ lao động, đối xử tốt với mọi người bên gia đình vợ tương lai và bà con bản Mường, mà còn phải nhất mực thủy chung và giữ một tình cảm trong sáng, lành mạnh với người mình yêu theo kiểu “nam nữ thụ thụ bất thân”. Chàng trai nào lười nhác hoặc không kiềm chế được lửa lòng, nhẹ thì bị phạt hoặc tăng thời gian ở rể, nặng thì bị đuổi về và bị cộng đồng chê cười.

Vào ngày tốt, giờ đẹp, bà mối của bên trai và bà mối của bên gái cùng người đại diện của hai họ trải đệm ở buồng cô gái. Sau đó lấy chiếc áo mới chưa mặc của cô dâu trải lên đệm ngửa hàng cúc lên trên, đặt áo của chàng rể còn mới chưa mặc lên trên áo của cô dâu úp hàng cúc xuống, vắt tay áo như đang ôm nhau rồi đắp chăn lên như hai người đang nằm, bốn người cầm bốn góc màn căng lên.

Bà mối của nhà trai hát rằng: “Khỏi cọ ha chớ đảy chớ ngài/ sải chớ đảy chớ đi/ khỏi chẳng đảy dốm mứk má xo lai/ xo tòi lúng tòi ta nái nạ/ xo tòi ta nái phủ chính chặu pò mè ók cuông hướn/ Chí xo phụk phứn quảng lái lẹp bók lua cón nớk…”.

Nghĩa là: “Tôi chọn được ngày lành tháng tốt/ chúng tôi mới được sắm lễ trầu cau/ sang bên này chắp tay van lạy/ chìa hai tay xin không/ ngửa hai tay xin lấy/ ngồi xổm rồi quỳ gối lại xin/ xin với bác với ông bên ngoại/ xin cha mẹ đã có công nuôi dưỡng sinh thành/ tôi muốn xin chiếu rộng đỏ thắm hoa sen/ xin chiếu to muôn màu hoa cúc/ xin được trải hai chiếu để trải đệm đôi/ xin cả đệm bông lau/ xin cả chăn lông ngỗng/ xin hai gối để cặp thành đôi/ xin ri – đô che cả gió trời/ xin màn đen bà ngoại mới may/ xin cả áo cô dâu mặc từ thủa bé/ xin áo cô dâu mặc thường ngày/ lấy về nằm đệm đôi diềm đỏ/ nằm bên người chồng yêu quý/ tay trong tay nên vợ nên chồng/ như đôi vịt mãi mãi sống chung/ như đôi gà không bao giờ mất/ thương yêu nhau đến răng long đầu bạc/ được vui vầy bên con cháu đầy nhà”.

Trên mâm cơm cúng thường thắp đôi nến để bói nhân duyên. Nếu nến cháy đều, thẳng và hết tức là điềm báo đôi vợ chồng sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Còn nếu nến cháy dở dang hoặc đổ… thì đó là điềm báo đôi vợ chồng sẽ phải cố gắng rất nhiều để chiến thắng số phận.

Với các cô gái Thái Đen, lúc này cũng đã búi tóc – “tằng cẩu” xong. Búi tóc của bà, của mẹ chồng lựa gom sau mỗi lần chải được bện cùng tóc của cô dâu ngay ngắn trên đỉnh đầu rồi cài trâm bạc. Đấy không chỉ là thông điệp hoa đã có chủ mà còn chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp về truyền thống, nghĩa vụ, trách nhiệm của người vợ hiền, dâu thảo.

Ngày nay, đám cưới của người Thái Mường Lò đã lược bỏ những hủ tục, trai gái được tự do hôn nhân, song tục “sú phả” vẫn được coi trọng. Mỹ tục ấy ẩn chứa khát vọng một cuộc sống gia đình hạnh phúc từ bao đời được các thế hệ trân trọng, nâng niu, dẫu có mang đôi chút bóng dáng tâm linh nhưng sâu nặng tình người.
Về Đầu Trang Go down
pham_vanhanh_051188
Admin
pham_vanhanh_051188


Tổng số bài gửi : 51
Join date : 10/11/2009
Age : 35

cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!!   cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! EmptyFri Nov 27, 2009 2:40 pm

Trước khi về nhà chồng, người phụ nữ Thái đen ở Sơn La phải tiến hành nghi lễ Tằng cẩu, rũ đi những gì mòn cũ của quá khứ để được nhẹ nhàng, thanh sạch, bước qua một cuộc sống mới.
cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! Phunutrongtrang

Lễ Tằng cẩu (lễ búi tóc ngược lên đỉnh đầu khi đã có chồng) ở Sơn La được người Thái đen hết sức coi trọng, để lại nhiều dấu ấn không phai mờ trong suốt cả cuộc đời người phụ nữ dân tộc này.




Người phụ nữ Thái đen với mái tóc búi ngược lên đỉnh đầu. Ảnh website Sơn La.

Trước ngày cưới, nhà trai chuẩn bị 1 sải piêu, khít, đôi vòng tay và hoa tai bạc, nhẫn vàng hoặc bạc, trâm cài tóc, chiếc gương nhỏ, chiếc lược sừng và 1 lọn độn tóc đem sang nhà gái tặng cô dâu.

Sáng ngày làm lễ Tằng cẩu, nhà trai cử một đoàn sang nhà gái gồm 3 - 5 thiếu nữ trẻ đẹp và thiếu phụ khoẻ mạnh, tháo vát, am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán và thông thạo động tác búi tóc ngược cho cô dâu mới. Phía nhà gái cũng có số người tương ứng , trong đó có hai thiếu nữ làm phù dâu, thường là bạn thân của cô dâu.

Lễ Tằng cẩu được thực hiện theo từng bước rất cụ thể, chặt chẽ và độc đáo. Trước tiên là phần gội đầu cho cô dâu mới.

Vào một buổi sáng đẹp trời, khi sương đã tan, ánh mặt trời đã trải rạng rỡ trên khắp núi rừng thì tại Ta bản (bờ suối), hai cô gái phù dâu sẽ giúp cô dâu xõa tóc và gội đầu bằng Nặm khảu má (nước ngâm gạo nếp) đựng sẵn trong ống tre nứa cùng với nước đun lá bưởi, lá xả, tre ngà, hương nhu, long não.

Dưới làn nước trong mát của dòng suối, cô dâu xák phôm (rũ tóc) với ý niệm nước suối cuốn trôi đi tất cả những gì mòn cũ của ngày quá khứ để được nhẹ nhàng, thanh sạch bước qua một cuộc sống mới.

Gội xong, cô dùng tay quay tròn tóc trên không để văng hết nước, chóng khô, sau đó vấn tóc quanh đầu rồi cùng chúng bạn trở về bản.

Từ chân cầu thang, cô được đón rước và bước chậm rãi lên từng bậc lên nhà sàn. Đến Tang chan (ngoài sàn) cô ngồi vào giữa một hàng ghế mây, hướng về phía mặt trời mọc. Hai thiếu nữ phù dâu cùng phụ nâng khay đựng đồ trang sức do nhà trai mang sang.

Nai cẩu, người được chọn để Tằng cẩu cho cô dâu, đứng ở phía sau lưng cô, nhẹ nhàng chải tóc rồi dùng hai tay vuốt ngược tóc từ phía sau gáy lên kèm theo lọn tóc độn và búi cuốn chặt lại từ trái sang phải hoặc ngược lại.

Khi búi tóc đã hoàn chỉnh, Nai cẩu khẽ nâng chiếc trâm bằng bạc xuyên búi tóc để giữ cho cẩu không thể xổ rối tung và chiếc trâm bạc xinh xắn nổi bật trên nền đen óng mượt của búi tóc cô dâu mới.

Lễ Tẳng cẩu xong, Nai cẩu khẽ hát những lời dặn dò yêu thương và chúc mừng hạnh phúc cho tình yêu đôi lứa: “Mái tóc dài, chải cho mượt/Búi ngược lên thành "Tằng cẩu”/Từ nay về sau, người đã có chồng/Nước không đổi dòng/Lòng không đổi hướng, con ơi”.
Về Đầu Trang Go down
sonbao
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
sonbao


Tổng số bài gửi : 65
Join date : 11/11/2009
Age : 33

cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!!   cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! EmptyFri Nov 27, 2009 10:53 pm

hi đang tính kiếm mà anh hạnh kiếm rùi hi.thanks anh
lol! lol! lol! lol! lol! lol!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!!   cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!! Empty

Về Đầu Trang Go down
 
cứu,cứu..............uuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Việt Nam Học-Văn Hóa Du Lịch :: Các Môn Học Trong nganh Việt Nam Học :: Khu Vực Xin Tài Liệu-
Chuyển đến